Tài chính
Tập đoàn Kido cung cấp 250 tỷ đồng cho công ty chứng khoán của ông Trần Lệ Nguyên
Công ty chứng khoán Rồng Việt do ông Trần Lệ Nguyên, Tổng Giám đốc Kido sở hữu 35% vốn điều lệ đã nhận vốn từ Kido để thúc đẩy hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán từ năm 2017.
Báo cáo tài chính quý I năm 2018 của Tập đoàn Kido (KDC) cho biết, công ty này đã đầu tư 250 tỷ đồng để mua trái phiếu của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC). Đây là công ty mà ông Trần Lệ Nguyên Tổng Giám đốc của Kido nắm giữ cổ phần và làm Chủ tịch HĐQT từ năm 2015 đến nay.
Kido bắt đầu mua trái phiếu để cung cấp tài chính cho VDSC từ năm ngoái. Khoản vay đã được thanh toán trong quý I nhưng đầu năm 2018 VDSC lại phát hành một đợt trái phiếu khác quy mô 500 tỷ và Kido tiếp tục là nhà đầu tư mua một nửa trái phiếu trong đợt này.
Ngoài khoản vốn 250 tỷ đồng từ Kido, Công ty chứng khoán Rồng Việt còn bán 120 tỷ đồng trái phiếu cho một tổ chức khác và 383 tỷ đồng trái phiếu cho các cá nhân. Công ty cũng đang vay ngân hàng hơn 235 tỷ đồng, theo báo cáo quý I.
Tổng giá trị các khoản vay và nợ của VDSC đến cuối tháng 3 là gần 1.000 tỷ đồng. Nguồn tài chính này giúp VDSC tăng trưởng cho vay đầu tư chứng khoán lên 1.658 tỷ đồng, tăng 26% trong 3 tháng đầu năm nay và tăng gấp đôi so với đầu năm 2017.
Tăng trưởng cho vay margin đã giúp VDSC chen chân vào top 10 công ty chứng khoán cho vay nhiều nhất trên thị trường. Đây là yếu tố quan trọng trong cuộc đua tranh thị phần của các công ty chứng khoán hiện nay. Những công ty chứng khoán có dư nợ cho vay margin lớn nhất cũng chính là những công ty đứng top đầu thị phần môi giới cổ phiếu trên HOSE và HNX.
Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) hiện đang là nhà môi giới có thị phần lớn nhất trên 2 sàn với tổng thị phần trong quý I là 18,21%, bỏ xa các công ty đối thủ như HSC, VCSC, VNDS. SSI đồng thời cũng dẫn đầu về dư nợ cho vay margin tại thời điểm cuối quý I vừa qua với giá trị gần 7.000 tỷ đồng và cho vay ứng trước tiền bán hơn 400 tỷ đồng.

Bất chấp các rủi ro, các công ty chứng vẫn đang chạy đua cho vay mua mua cổ phiếu nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động cho vay đồng thời chiếm lĩnh thị phần môi giới. Tổng cho vay chứng khoán từ 20 công ty dẫn đầu đã tăng lên trên 40.000 tỷ đồng trong quý đầu năm 2018 sau khi đã tăng 60% trong năm ngoái.
Để huy động nguồn vốn cho vay đầu tư chứng khoán sau khi nguồn vốn vay từ ngân hàng bị siết lại, các công ty chứng khoán đã tăng cường phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, phát hành trái phiếu riêng lẻ, bán trái phiếu ra công chúng.
Mới đây VDSC tiếp tục công bố kế hoạch phát hành thêm 500 tỷ đồng trái phiếu lần 2 năm 2018. Mức lãi suất trái phiếu phát hành cho tổ chức của VDSC trong quý I vừa qua là 9 – 9,5% cao hơn mức lãi suất gửi tiết kiệm thông thường ở các ngân hàng thương mại.
Đây là yếu tố đảm bảo cho khả năng huy động vốn thành công của VDSC. Trong khi đó, Tập đoàn Kido luôn giữ số dư tiền mặt và đầu tư ngắn hạn (gửi tiết kiệm) khá lớn kể từ sau thương vụ bán mảng bánh kẹo cho đối tác nước ngoài. Cụ thể, cuối quý 1 năm 2018, Công ty mẹ Kido có hơn 1.800 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngắn hạn.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Kido, ông Trần Lệ Nguyên đầu tư vào VDSC từ năm 2015 khi công ty chứng khoán này phát hành riêng lẻ để tăng vốn điều lệ từ 350 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng. Khi đó, hơn 35 triệu cổ phần đã được bán với giá 10.000 đồng mỗi cổ phần cho Công ty Đầu tư châu Á (10,5 triệu cổ phần) và ông Trần Lệ Nguyên (24,5 triệu cổ phần).
Sau các đợt tăng vốn của VDSC năm 2016 và 2017, ông Nguyên hiện nắm giữ 35 triệu cổ phần của VDSC, tương đương 35%. Các cổ đông lớn các của VDSC là Công ty Đầu tư Châu Á nắm giữ 15% và cá nhân tên Phạm Mỹ Linh sở hữu 13,7%.
Bí ẩn nợ xấu cho vay chứng khoán
Thanh toán không tiền mặt phủ sóng mọi thế hệ nhờ bộ ba 'vũ khí' này
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm
Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Gánh nặng tiền sử dụng đất bổ sung: Doanh nghiệp kiến nghị gỡ vướng
Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 tiếp tục giữ nguyên quy định về khoản thu tiền sử dụng đất bổ sung có thể khiến nhiều doanh nghiệp chịu thêm gánh nặng tài chính.
Vosco chi hơn 1.850 tỷ đồng mua hai tàu dầu cũ
Vosco sẽ bổ sung thêm vào đội tàu hai tàu dầu được đóng tại Trung Quốc từ năm 2021, với tổng mức đầu tư hơn 1.850 tỷ đồng.
Thanh toán không tiền mặt phủ sóng mọi thế hệ nhờ bộ ba 'vũ khí' này
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Chưa hưởng lợi từ thuế VAT, Phân bón dầu khí Cà Mau đã lãi lớn
PVCFC đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 giảm mạnh, nhưng chỉ sau hai quý đầu năm, doanh nghiệp đã vượt kế hoạch cả năm, cho thấy dư địa tăng trưởng còn lớn trong bối cảnh thận trọng điều hành.
Giá vàng hôm nay 17/6: Cơn sốt đã hạ nhiệt?
Giá vàng hôm nay 17/6 giảm 200 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, theo xu hướng của thị trường quốc tế.
Hiện đại hóa nền kinh tế cũng cần đến triết lý dân sinh
Khi cả nước đang bàn luận về việc áp dụng thuế hóa đơn điện tử thay thế thuế khoán, phía sau những con số và quy định là một câu hỏi triết học sâu sắc: làm thế nào để hiện đại hóa phục vụ cho dân sinh, chứ không phải dân sinh phục vụ cho hiện đại hóa?