Lợi nhuận khiêm tốn của các cửa hàng bán sản phẩm cho mẹ và bé

Việt Hưng Thứ tư, 25/07/2018 - 14:51

Thị trường bán lẻ sản phẩm dành cho mẹ và bé mới phát triển trong vài năm gần đây mang lại sức hút lớn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Tuy nhiên các chuỗi cửa hàng Bibo Mart, Con Cưng hay Kids Plaza có lợi nhuận thấp do đầu tư mở rộng ồ ạt trong thời gian ngắn.

Bibo Mart hiện là đơn vị dẫn đầu về doanh thu bán hàng trong mảng bán lẻ đồ mẹ và bé

Theo Cục Dân số, năm 2016, Việt Nam có khoảng 7,5 triệu trẻ em ở độ tuổi 0-4 tuổi và hơn 10 triệu phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Bên cạnh đó, Việt Nam còn là quốc gia đạt tỉ lệ hộ gia đình có trẻ em cao nhất Đông Nam Á, với 12% hộ gia đình có con dưới 1 tuổi và 20% hộ gia đình có con từ 1-2 tuổi.

Với đặc điểm này, Việt Nam hiện trở thành thị trường đầy tiềm năng cho các công ty cung cấp dịch vụ, sản phẩm liên quan đến bà mẹ, trẻ em.

Năm 2016, công ty nghiên cứu thị trường FTA cho biết, thị trường bán lẻ đồ mẹ và bé tại Việt Nam có quy mô 2,5 tỷ USD (khoảng 55.000 tỷ đồng), dự kiến có thể đạt 5 tỷ USD trong vài năm tới, tốc độ tăng trưởng 30 – 40% mỗi năm.

Đây có lẽ là lý do để vài năm gần đây, ngành hàng dành cho mẹ và bé tại Việt Nam trở nên sôi động, thu hút sự chú ý của doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư.

Tuy nhiên, thay vì tìm tới các mô hình truyền thống như các chợ, các siêu thị, xu hướng của người tiêu dùng là chuyển sang chuỗi bán hàng dành riêng cho mẹ và bé. Điển hình là vươn lên mạnh mẽ của hàng loạt tên tuổi như Bibo Mart, Kids Plaza, Con Cưng, Shoptretho, TutiCare...

Trong đó, Bibo Mart hiện là đơn vị dẫn đầu về doanh thu bán hàng trong mảng này. Được thành lập vào năm 2006, sau 10 năm, công ty phát triển tới 140 điểm bán hàng trên toàn quốc, với thị trường trọng điểm là Hà Nội.

Năm 2016, tổng doanh thu của Bibo Mart đạt 1.080 tỉ đồng, tăng trưởng 70% so với năm 2015. Tiềm năng của thị trường giúp cho Bibo Mart được định giá 142 triệu USD hồi cuối năm 2016. 

Trong năm ngoái, Bibo Mart cũng nhận đầu tư từ quỹ ACA Investments (thuộc tập đoàn Nhật Sumitomo). Con số cụ thể không được tiết lộ, tuy nhiên hai bên cho biết với khoản đầu tư này, ACA Investment đang nắm giữ 20% cổ phần của Bibo Mart.

Ra đời sau Bibo Mart khoảng 6 năm, Con Cưng lại dẫn đầu về độ phủ với 346 cửa hàng trên toàn quốc. Công ty tập trung vào thị trường TP. HCM và miền Nam. Nhờ đó doanh thu Con Cưng năm 2017 cũng chạm ngưỡng gần 1.000 tỷ, nhưng lợi nhuận khiêm tốn chỉ 18 tỉ đồng.

Đầu năm 2017, Con Cưng từng gây chú ý khi nhận được đầu tư từ quỹ Daiwa-SSIAM II, do Daiwa và SSIAM cùng quản lý. Quy mô của khoản đầu tư không được tiết lộ nhưng thông thường quỹ này rót từ 4 đến 6 triệu USD vào mỗi công ty trong danh mục. Ước tính giá trị của Con Cưng khi đó là 25 triệu USD.

So với Con Cưng và Bibo Mart, quy mô của Kids Plaza có phần khiêm tốn hơn. Ra đời năm 2009, hệ thống này hiện vận hành 75 siêu thị trên toàn quốc.

Năm 2016, doanh thu Kids Plaza đạt hơn 390 tỷ đồng, lợi nhuận chưa tới 500 triệu đồng, do công ty chỉ mới đáp ứng được nhu cầu bình dân, mà chưa chạm tới được lớp khách hàng trung lưu vốn không tiếc tiền mua sắm cho con trẻ. Tháng 2 năm nay, Kids Plaza đã nhận vốn rót từ Vietnam Investments Group (VIG).

Lợi nhuận khiêm tốn của các cửa hàng bán sản phẩm cho mẹ và bé

Đặc thù của thị trường là đồ mẹ và bé thường có giá trị nhỏ, nhưng lại có tần suất mua sắm cao nhất, mẫu mã và số lượng sản phẩm cũng phong phú, đa dạng.

Một yếu tố rất quan trọng là người lớn thường tiếc tiền chi tiêu cho mình, nhưng lại chẳng đắn đo khi mạnh tay mua sắm cho các bé. Đối với họ, con cái là trên hết, vì vậy cha mẹ sẽ luôn dành cho chúng những thứ tốt đẹp nhất.

Nhờ đó, thị trường bán lẻ các sản phẩm này luôn "nóng", dư địa và tiềm năng còn rất nhiều. Nhưng không phải là không có rủi ro tiềm ẩn.

Trước khi Bibo Mart, Con Cưng hay Kids Plaza có cơ hội bùng nổ, giai đoạn 2014 – 2015, thị trường đã chia tay những cái tên đình đám một thời như: Deca, Beyeu hay Babysol.

Sự ra đi của thương hiệu xuất phát từ 2 nguyên nhân. Đó là sự cạnh tranh gay gắt của thị trường bán lẻ đồ dùng cho mẹ và bé, hoặc họ thiếu kinh nghiệm và chưa đủ nhạy cảm trong lĩnh vực này.

Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành mẹ và bé có đặc thù không quá bị coi trọng bởi giá cả, thay vào đó là chất lượng sản phẩm.

Bởi thế, ngoài việc bán hàng, các thương hiệu muốn được lòng khách hàng và phát triển hơn buộc phải đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của người tiêu dùng. Đơn cử như Kids Plaza và Bibo Mart hiện nay đểu mở những lớp học tiền sản, hậu sản miễn phí cho các bà mẹ, đồng thời gọi điện chăm sóc học viên và khách hàng thường xuyên.

Ngoài ra, các ngành hàng sản phẩm dành cho trẻ em luôn rất nhạy cảm, đặt nặng yếu tố an toàn, và cần nhiều thời gian để gây dựng niềm tin, uy tín.

Tham gia thị trường này, các doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng của nguồn đầu vào, đồng thời, kiểm soát ngày hết hạn của sản phẩm. Mà cú "sảy chân" vừa qua của hệ thống siêu thị Con Cưng là minh chứng rõ ràng nhất.

Bên cạnh đó, sự phát triển của các chuỗi mẹ và bé cũng dọn đường cho hàng loạt thương hiệu nổi tiếng quốc tế vào Việt Nam. Nổi bật trên thị trường là chuỗi siêu thị của Nhật mang tên Soc&Brothers khi đã mở tới cửa hàng thứ 5 tập trung hầu hết tại các trung tâm thương mại lớn ở Việt Nam. Do vậy, đây cũng là thách thức cho các thương hiệu Việt trong lĩnh vực này.

Con Cưng đạt doanh thu nghìn tỷ trước bê bối 'cắt mác, thay tem'

Con Cưng đạt doanh thu nghìn tỷ trước bê bối 'cắt mác, thay tem'

Doanh nghiệp -  6 năm
Nhờ mở rộng hệ thống cửa hàng thần tốc trong các năm gần đây, năm ngoái doanh thu của hệ thống Con Cưng đã tăng mạnh lên gần 1.000 tỷ đồng.
Con Cưng đạt doanh thu nghìn tỷ trước bê bối 'cắt mác, thay tem'

Con Cưng đạt doanh thu nghìn tỷ trước bê bối 'cắt mác, thay tem'

Doanh nghiệp -  6 năm
Nhờ mở rộng hệ thống cửa hàng thần tốc trong các năm gần đây, năm ngoái doanh thu của hệ thống Con Cưng đã tăng mạnh lên gần 1.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải

Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải

Doanh nghiệp -  4 giờ

AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.

Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam

Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam

Doanh nghiệp -  5 giờ

ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Doanh nghiệp -  1 ngày

Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.

SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu

SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu

Doanh nghiệp -  2 ngày

CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  3 ngày

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại

TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.

Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải

Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải

Doanh nghiệp -  4 giờ

AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.

Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam

Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam

Doanh nghiệp -  5 giờ

ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Vinhomes Đan Phượng hút khách

Vinhomes Đan Phượng hút khách

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Bất động sản -  20 giờ

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  21 giờ

Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Leader talk -  22 giờ

Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.