Doanh nghiệp
Con Cưng đạt doanh thu nghìn tỷ trước bê bối 'cắt mác, thay tem'
Nhờ mở rộng hệ thống cửa hàng thần tốc trong các năm gần đây, năm ngoái doanh thu của hệ thống Con Cưng đã tăng mạnh lên gần 1.000 tỷ đồng.
Được thành lập vào năm 2011, Công ty Cổ phần Con Cưng chuyên phân phối các sản phẩm thuộc ngành hàng dành cho trẻ em như: quần áo, thực phẩm, sữa, tã, đồ chơi... và đưa các sản phẩm này ra thị trường thông qua các chuỗi bán lẻ Con Cưng và Toy City.
Công ty đang vận hành 346 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc, bao gồm 313 cửa hàng Con Cưng và 33 cửa hàng Toy City. Thị trường trọng điểm của Con Cưng là TP. HCM với 118 cửa hàng bán lẻ.
Ngoài ra, Công ty còn vận hành kênh bán hàng online có địa chỉ website là concung.com.
Đầu năm 2017, Con Cưng gây chú ý khi nhận được đầu tư từ quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam Daiwa-SSIAM II, do Daiwa và SSIAM cùng quản lý. Quy mô của khoản đầu tư không được tiết lộ nhưng thông thường quỹ này rót từ 4 đến 6 triệu USD vào mỗi công ty trong danh mục. Ước tính giá trị của công ty khi đó là 25 triệu USD.
Ở giai đoạn mới đi vào hoạt động, Con Cưng từng nhận được đầu tư của Seedcom, một nhà đầu tư trong nước chuyên đầu tư vào các công ty khởi nghiệp và quỹ đầu tư của Kusto Việt Nam.
Sau khi nhận khoản đầu tư mới, hệ thống Con Cưng đã nhanh chóng phát triển về cả số lượng cửa hàng và quy mô hoạt động trong thời gian ngắn.
Từ mức doanh thu 114 tỷ đồng năm 2015, đến năm 2017 doanh thu của Con Cưng đã tăng lên 921 tỷ đồng. Tuy vậy công ty chỉ ghi nhận lợi nhuận khiêm tốn 18 tỷ đồng trong năm 2017, trước đó năm 2015 công ty lỗ 98 triệu đồng.

Tăng trưởng doanh thu của Con Cưng đến từ thuận lợi của thị trường kinh doanh sản phẩm “mẹ và bé”. Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ hộ gia đình có con cao nhất ở Đông Nam Á, với 12% hộ gia đình có con dưới 1 tuổi và 20% hộ gia đình có con từ 1 - 2 tuổi.
Còn theo báo cáo của Tổng cục Dân số, năm 2016, Việt Nam có khoảng 7,5 triệu trẻ em tuổi từ 0-4 và hơn 10 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Ngoài các tiêu chuẩn sống đang ngày một được nâng cao, phụ huynh ở Việt Nam có xu hướng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho con cái, nhất là về lĩnh vực thời trang, thực phẩm, đồ chơi... Điều này góp phần khiến cho ngành hàng sản phẩm dành cho trẻ em ngày một trở nên hấp dẫn.
Thế nhưng, không phải là thị trường này không có rủi ro. Các ngành hàng sản phẩm dành cho trẻ em luôn rất nhạy cảm, đặt nặng yếu tố an toàn, và cần nhiều thời gian để gây dựng niềm tin, uy tín.
Tham gia thị trường này, các doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng của nguồn đầu vào, đồng thời, kiểm soát ngày hết hạn của sản phẩm. Mà cú "sảy chân" vừa qua của hệ thống siêu thị Con Cưng là minh chứng rõ ràng nhất.
Công ty đã phải thu hồi gần 6.000 sản phẩm của một lô hàng có sản phẩm không đạt yêu cầu trên toàn hệ thống. Con Cưng đã phải gánh chịu làn sóng phản đối gay gắt từ dư luận. Công ty đã thùa nhận lỗi không kiểm tra toàn bộ lô hàng trên và gửi lời xin lỗi khách hàng.
Hôm 22/7, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) sau đó đã tiến hành kiểm tra từng dòng sản phẩm quần áo, thực phẩm, hóa mỹ phẩm về nguồn gốc tem nhãn, xuất xứ, chứng từ tại hệ thống Con Cưng. Cơ quan này tuyên bố, sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện doanh nghiệp vi phạm.
Con Cưng hiện đang phải cạnh tranh với những đối thủ cùng ngành như: Kids Plaza, BiboMart, Shoptretho, hay TutiCare trên thị trường sản phẩm dành cho trẻ em đã có gần 20 năm tuổi.
Trong đó BiboMart là doanh nghiệp quy mô doan thu lớn hơn đáng kể so với Con Cưng. Sau nhiều năm dẫn đầu tại thị trường miền Bắc công ty này đã mở rộng tại TP.HCM và nâng số cửa hàng lên 140.
Sức cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng tăng cao với sự góp mặt của các nhà bán lẻ đến từ Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Điển hình như Socs & Brothers - một thương hiệu sản phẩm dành cho trẻ em đến từ Nhật Bản đã có 5 siêu thị tại Việt Nam.
Hệ thống siêu thị Con Cưng xin lỗi khách hàng sau khi bán sản phẩm không đạt yêu cầu
‘Đại dương đỏ’ chờ Digiworld trong mảng phân phối thực phẩm chức năng và hàng tiêu dùng nhanh
Từ một nhà phân phối điện thoại di động, Digiwworld tham gia vào dịch vụ phát triển thị trường (MES) và sẽ phải cạnh tranh với những đối thủ lớn như DKSH, MESA, hay Phú Thái.
3 quỹ ngoại đầu tư vào startup bất động sản Việt Nam
Homedy.com hiện là một trong những cái tên hàng đầu tại thị trường tìm kiếm thông tin bất động sản ở Việt Nam với 1 triệu người dùng.
FPT Retail vượt mốc 500 cửa hàng bán lẻ sản phẩm công nghệ
Bên cạnh mục tiêu nâng số cửa hàng bán lẻ sản phẩm công nghệ lên 580 trong năm nay, FPT Retail cũng nhắm vào thị trường ecommerce với mục tiêu cải thiện tỷ trọng doanh thu online lên 14%.
Xuất khẩu phần mềm của FPT đạt lợi nhuận 532 tỷ đồng
Xuất khẩu phần mềm và kinh doanh viễn thông đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận trước thuế 1.687 tỷ đồng của tập đoàn FPT trong nửa đầu năm 2018.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.