Doanh nghiệp
Lợi nhuận Masan tăng mạnh nhờ thắng kiện và lãi tài chính
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh chính chững lại, nguồn thu lớn từ các hoạt động khác trở thành “cứu cánh’ cho lợi nhuận của Masan
Tập đoàn Masan (Masan) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm với doanh thu thuần quý 3 giảm nhẹ 2,2% xuống còn 8.968 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu đạt 26.378 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ.
Masan cho biết, doanh thu công ty giảm do doanh số thức ăn cho lợn giảm bởi ảnh hưởng từ dịch tả heo châu Phi (ASF). Bên cạnh đó, doanh thu từ mảng khai khoáng của công ty cũng giảm do giá Vonfram thấp và tồn kho đồng.
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh chính chững lại, nguồn thu lớn từ các hoạt động khác trở thành “cứu cánh’ cho lợi nhuận của Masan
Cụ thể trong quý 3, Masan ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 791 tỷ đồng, tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là khoản thu nhập đến từ phát hành lại cổ phiếu quỹ của một công ty liên kết và doanh thu khác.Trong kỳ Masan còn phát sinh khoản thu nhập một lần thuần trị giá 1.651 tỷ đồng từ Masan Resources do dàn xếp vụ kiện trọng tài quốc tế giữa công ty Núi Pháo với Jacobs.
Nhờ 2 khoản thu nhập bất thường này, Masan ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt 2.667 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 5.086 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chi tiết từng mảng hoạt động, Masan Consumer, đơn vị bán các sản phẩm tiêu dùng nhanh như mỳ gói, gia vị, nước chấm của Masan ghi nhận doanh thu tăng trưởng 6% nhờ chiến lược cao cấp hóa ngành thực phẩm. Các sản phẩm cao cấp đạt tăng trưởng xấp xỉ 15% trong 9 tháng đầu năm 2019 và sản phẩm các giải pháp bữa ăn hoàn chỉnh tăng hơn 60% so với 9 tháng đầu năm 2018.
Masan Consumer cho biết trong Quý 4/2019, ngành hàng dự kiến tăng trưởng hai chữ số khi các phát kiến bữa ăn hoàn chỉnh như mì trộn Omachi và các sản phẩm tiết kiệm bắt đầu tăng tốc vào cuối năm 2019.
Trong lĩnh vực đồ uống, doanh thu thuần tăng 29,4% trong 9 tháng đầu năm 2019, nhờ vào tăng trưởng doanh thu của nước tăng lực và nước đóng chai. Mảng nước tăng lực tiếp tục phát triển nhờ vào tăng trưởng thương hiệu WakeUp 247 và thương hiệu Compact.
Với Masan Meatlife, đơn vị bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi và gần đây phân phối sản phẩm thịt mát MeatDeli, lợi nhuận có sự tăng trưởng mạnh. Công ty ghi nhận lợi nhuận 407 tỷ đồng trong quý 3, tăng 35%. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận công ty đạt 1.229 tỷ đồng, tăng 30%.
Masan Meatlife cho biết công ty đang trên đà chiếm lĩnh 2% thị phần doanh thu thịt lợn trên toàn quốc vào năm 2020 khi chiến lược thịt có thương hiệu phát huy hiệu quả.
Masan Meatlife kỳ vọng doanh thu thuần đạt 400 – 500 tỷ đồng vào năm 2019 và hệ thống phân phối bảo quản lạnh đạt hơn 650 điểm vào cuối năm nay. Hiện Masan Meatlife đã chiếm lĩnh hơn 55% thị phần thịt lợn tại hệ thống VinMart, gần đây đã đưa sản phẩm vào CoopMart và dự kiến sẽ đạt hơn 30% thị phần thịt lợn tại đây vào cuối năm 2019.

Trong mảng khai khoáng, Masan Resource (MSR) vẫn đang gặp nhiều khó khăn vì giá vonfram thấp và tồn kho đồng. Hiện Masan Resource đang tiếp tục tìm kiếm giải pháp bền vững qua việc xây dựng nhà máy tinh luyện Đồng/Vàng để bán sản phẩm tại thị trường địa phương.
Với khoản đầu tư tại Techcombank, ngân hàng này tiếp tục cho thấy hoạt động kinh doanh tốt khi báo cáo lợi nhuận trước thuế tăng 14%, đạt 8.860 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2019 và là ngân hàng có lợi nhuận đứng thứ 3 thị trường.
Masan MEATLife lên kế hoạch bán cổ phiếu với giá 90.000 đồng
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.