Doanh nghiệp
Lợi nhuận ngành thép dự báo tăng trưởng mạnh
MBS dự báo tổng lợi nhuận ngành này có thể tăng trưởng 40% trong năm 2024. Động lực thúc đẩy lợi nhuận đến từ giá thép duy trì ở mức cao và chi phí nguyên vật liệu giảm xuống.

Tập đoàn Hòa Phát vừa công bố trong 10 tháng năm 2023, tập đoàn đã cung cấp hơn 385.000 tấn thép chất lượng cao, trong đó xuất khẩu đóng góp 65%.
Đây là các loại thép nguyên liệu phục vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo như rút dây, làm lõi que hàn, đinh ốc vít, thép dự ứng lực, tanh lốp ô tô,…
Nhận thấy nhu cầu ngày càng lớn, Hòa Phát đã tăng cường đầu tư chiều sâu, đẩy mạnh sản xuất các loại thép chất lượng cao phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hai khu liên hợp của Hòa Phát tại Dung Quất và Hải Dương là nơi cung ứng các sản phẩm cho đối tác.
Phía Hòa Phát cho biết, đến thời điểm hiện tại, Hòa Phát là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được thép vằn đóng cuộn mác B500B. Đây là loại thép xây dựng làm cốt bê tông cho các siêu công trình, được làm ở dạng cuộn để thuận tiện trong việc vận chuyển.
Ngay khi sản xuất thành công và được cấp chứng nhận BS4449 của Anh, sản phẩm đã được xuất sang thị trường Singapore và được nhiều đối tác nước ngoài quan tâm.
Sau giai đoạn suy thoái, ngành thép thời gian qua có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ khi giá thép thế giới đã tăng khá tốt từ đáy..
Hiện giá thép thanh vằn tại Trung Quốc đã hồi phục khoảng 12% trong hơn 3 tuần qua lên mức 4.031 NDT/tấn. Chiều ngược lại, giá nguyên liệu đầu vào như than luyện đang neo ở mức thấp, quanh vùng đáy. Dữ liệu từ tradingeconomics cho thấy giá than hiện đang dao động dưới ngưỡng 123,25 USD/tấn.
Theo công ty chứng khoán MB (MBS), ngoài yếu tố về giá, bức tranh ngành thép thế giới nói chung đang có những tín hiệu tích cực hơn.
Nhóm phân tích đánh giá nguồn cung giảm và nhu cầu thép thế giới dự báo sẽ hồi phục vào năm 2024 sẽ là động lực thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp trong ngành.
Cụ thể, ngành thép Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa thể phục hồi, trong khi nhu cầu thế giới theo dự báo mới nhất của WSA sẽ tăng 1,9% với động lực chính đến từ nhu cầu xây dựng khu vực EU và Ấn Độ, điều này dự kiến cũng sẽ tác động tích cực đến giá thép thế giới trong năm 2024.
Trong nước, tiêu thụ thép xây dựng nội địa năm 2023 ghi nhận mức thấp trong bối cảnh ngành bất động sản trầm lắng khi nguồn cung dự án giảm mạnh. Đồng thời, nhu cầu tiêu thụ thép yếu do nguồn cung bất động sản sụt giảm khiến giá thép xây dựng giảm mạnh. Cho cả năm 2023, MBS dự báo giá thép nội địa duy trì quanh mức 139 triệu đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.
Dù vậy, nguồn cung căn hộ dự kiến cải thiện kể từ năm 2024, từ đó sẽ tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng nội địa.
Thêm vào đó, Chính phủ đã ban hành 1 số biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản. MBS kì vọng yếu tố tích cực từ giá thép thế giới và thị trường bất động sản phục hồi từ giữa năm 2024 thúc đẩy giá thép nội địa. Nhờ đó, giá thép xây dựng dự kiến phục hồi lên mức 15 triệu đồng/tấn, tăng 8% vào 2024. Trong khi đó, đà tăng giá nguyên vật liệu có thể chỉ diễn ra trong ngắn hạn và sẽ hạ nhiệt trong năm 2024 khi nhu cầu sản xuất thép của Trung Quốc giảm.
Đánh giá lợi nhuận các doanh nghiệp thép, MBS dự báo tổng lợi nhuận ngành này có thể tăng trưởng 40% trong năm 2024. Động lực thúc đẩy lợi nhuận đến nhờ doanh thu dự kiến hồi phục 25% trong bối cảnh sản lượng và giá bán tăng trưởng; biên lợi nhuận gộp phục hồi lên mức 13% (so với khoảng 8% của năm 2023) cũng như chi phí tài chính giảm 30% khi áp lực tỷ giá và chi phí lãi vay hạ nhiệt.
Chưa thể kỳ vọng một "cú bật" của ngành thép
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.