Lý do chưa khai thác 20,7 triệu tấn đất hiếm

Nhật Hạ Thứ ba, 04/06/2024 - 14:21

Trữ lượng đất hiếm lớn nhưng việc khai thác, chế biến và sử dụng hiện nay của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng hiện có do chưa làm chủ được công nghệ phân tách đất hiếm.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Quốc Khánh tại phiên chất vấn của Quốc hội ngày 4/6. Ảnh: Trang tin Quốc hội

Tại phiên chất vấn tại Quốc hội sáng này, về vấn đề khai thác đất hiếm, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Quốc Khánh cho, biết Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản trữ lượng lớn như bô xít khoảng 5,8 tỷ tấn, titan khoảng hơn 600 triệu tấn, đất hiếm khoảng 20,7 triệu tấn.

Thủ tướng đã giao cho bộ đề án điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng đất hiếm, Bộ trưởng Khánh cho biết.

Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo tính toán việc chế biến sâu đất hiếm để phục vụ công nghiệp chip bán dẫn và nghiên cứu xuất khẩu; thu hút đầu tư, liên doanh, chuyển giao công nghệ này.

Các địa phương có tiềm năng đất hiếm gồm Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai đang phải tăng cường quản lý đất hiếm, tránh khai thác, buôn bán trái phép.

Theo ước tính của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, tổng trữ lượng đất hiếm trên thế giới khoảng 120 triệu tấn. Trong đó, Việt Nam đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc (khoảng 44 triệu tấn).

Được biết, đất hiếm, hóa chất là đầu vào không thể thiếu của ngành công nghiệp bán dẫn nói riêng và ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử nói chung.

Nhu cầu về các thiết bị điện tử càng lớn thì vai trò của nguyên tố đất hiếm càng quan trọng hơn.

Việt Nam đã xây dựng chính sách phát triển sản phẩm vi mạch, chất bán dẫn. Trong đó, nhiều nghị quyết của Bộ Chính trị xác định "phát triển công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử là con đường chủ đạo" trong phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Trước đó, tại công văn vào đầu tháng 2/2024, trả lời kiến nghị của cử tri đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM gửi tới kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, Việt Nam hiện chưa có nhà máy chế biến quặng đất hiếm thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (hàm lượng tổng oxit đất hiếm phải đạt tối thiểu 95%).

Trữ lượng đất hiếm lớn nhưng việc khai thác, chế biến và sử dụng hiện nay của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

Bộ Khoa học và công nghệ cho biết, thông qua triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ, các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu, làm chủ nhiều công nghệ khai thác, chế biến sâu đất hiếm.

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trong nước chủ yếu dừng ở quy mô phòng thí nghiệm, chưa được các doanh nghiệp nghiên cứu áp dụng vào thực tế sản xuất quy mô lớn gắn với việc khai thác quặng đất hiếm từ các mỏ được cấp phép.

Việc chuyển giao công nghệ từ các nước có công nghệ nguồn cũng gặp nhiều khó khăn do đòi hỏi quy mô đầu tư lớn, các nước giữ bí mật, hạn chế chuyển giao công nghệ.

Sau phần ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết thêm, tổng lượng đất hiếm ở Việt Nam chiếm 18% trên thế giới. Thực tế thị trường đất hiếm hiện nay tăng khảng 4%/năm kể từ năm 2014 đến nay do các nhu cầu sử dụng trong các lĩnh vực pin, nam châm, xe điện, ứng dụng vũ trụ. 

Tuy nhiên, đây cũng là thị trường hết sức phức tạp, chủ yếu do các nước lớn đang điều hành thị trường này. Do đó, việc khai thác đất hiếm này đã được Chính phủ chỉ đạo sát sao. Theo đó, đã có dự án điều tra, đánh giá trữ lượng các loại đất hiếm, xác định nguyên tắc dựa vào cung cầu của thị trường để khai thác; đáp ứng được công nghệ tuyển chọn, không xuất khẩu đất hiếm thô.

Lợi thế của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Lợi thế của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Tiêu điểm -  4 tháng
Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về trữ lượng đất hiếm phục vụ cho công nghiệp bán dẫn, chỉ sau Trung Quốc. Đây là một trong những lợi thế lớn của Việt Nam trong xu hướng mới của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Lợi thế của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Lợi thế của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Tiêu điểm -  4 tháng
Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về trữ lượng đất hiếm phục vụ cho công nghiệp bán dẫn, chỉ sau Trung Quốc. Đây là một trong những lợi thế lớn của Việt Nam trong xu hướng mới của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Lợi thế của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Lợi thế của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Tiêu điểm -  4 tháng

Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về trữ lượng đất hiếm phục vụ cho công nghiệp bán dẫn, chỉ sau Trung Quốc. Đây là một trong những lợi thế lớn của Việt Nam trong xu hướng mới của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Mở chiến dịch đào tạo hàng chục nghìn kỹ sư bán dẫn

Mở chiến dịch đào tạo hàng chục nghìn kỹ sư bán dẫn

Tiêu điểm -  4 tháng

Để đạt mục tiêu đào tạo 50-100 nghìn kỹ sư bán dẫn trong thời gian ngắn nhất, Thủ tướng cho rằng vừa cần giải pháp tiệm tiến, vừa cần các giải pháp đột phá.

Doanh nghiệp nước ngoài hiến kế phát triển nhân lực ngành bán dẫn

Doanh nghiệp nước ngoài hiến kế phát triển nhân lực ngành bán dẫn

Tiêu điểm -  4 tháng

Việt Nam cần kế hoạch hành động riêng và đặc thù cho các đối tượng nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, phù hợp với từng thế mạnh.

Việt Nam cần 50.000 kỹ sư chip bán dẫn

Việt Nam cần 50.000 kỹ sư chip bán dẫn

Tiêu điểm -  4 tháng

Đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn, Bộ Kế hoạch và đầu tư ước tính.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.