Doanh nghiệp
Masan đạt doanh thu hơn 18.000 tỷ đồng trong quý I
Ban lãnh đạo công ty cho biết bất chấp môi trường vĩ mô đầy thách thức, nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Masan vẫn khả quan. Ban lãnh đạo sẽ tập trung vào cải thiện lợi nhuận với kỳ vọng vào nửa cuối năm 2023, lĩnh vực ngân hàng sẽ sáng sủa, lãi suất giảm, từ đó nâng cao khả năng sinh lời chung của tập đoàn. Masan tự tin đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 2 con số vào quý 2/2023
Tập đoàn Masan vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2023 với doanh thu thuần 18.706 tỷ đồng, tăng 2,8% so với quý 1/2022. Lợi nhuận gộp đi ngang như cùng kỳ năm trước khi đạt 5.086 tỉ đồng.
Ban lãnh đạo công ty cho biết bất chấp môi trường vĩ mô đầy thách thức, nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Masan vẫn khả quan. Ban lãnh đạo sẽ tập trung vào cải thiện lợi nhuận với kỳ vọng vào nửa cuối năm 2023, lĩnh vực ngân hàng sẽ sáng sủa, lãi suất giảm, từ đó nâng cao khả năng sinh lời chung của tập đoàn. Masan tự tin đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 2 con số vào quý 2/2023
Chi tiết các lĩnh vực kinh doanh, trong quý 1 năm nay, The CrownX ("TCX"), nền tảng bán lẻ tiêu dùng hợp nhất WinCommerce ("WCM") và Masan Consumer Holdings ("MCH") ghi nhận doanh thu giảm nhẹ trong môi trường vĩ mô đầy thách thức và tâm lý người tiêu dùng thắt chặt. Doanh thu 13.300 tỷ đồng, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
WCM vẫn bền bỉ trong thời kỳ chi tiêu thắt chặt, hệ thống cửa hàng gia tăng kéo theo lượt khách tăng giúp bù đắp sự sụt giảm của giỏ hàng mua sắm.
Nhờ đó, doanh thu thuần của WCM ghi nhận 7.335 tỷ đồng, tăng 0,5% so với cùng kỳ. WCM đã mở thêm 55 WinMart+ và 1 WinMart trong 3 tháng đầu năm nay, đến nay đã có tổng cộng có 3.442 địa điểm trên toàn quốc cho cả siêu thị minimart và siêu thị.
Đồng thời, WCM đang triển khai TPay cùng Techcombank (TCB) trên hệ thống toàn quốc và có 9.000 tài khoản được tích hợp mỗi ngày. Đây là cơ sở để đẩy mạnh điểm bán của WCM thành điểm phân phối sản phẩm và dịch vụ tài chính.
Trong khi đó, thành viên thứ 2 của TCX là MCH có tăng trưởng nhẹ tăng nhẹ trên cơ sở Life For Life (LFL), không bao gồm thịt chế biến. Theo đó, do chuyển nhượng mảng thịt chế biến sang Masan MeatLife ("MML") nên doanh thu thuần của MCH giảm 2,8% xuống 6.265 tỷ đồng trong quý 1/2023 so với 6.448 tỷ đồng trong quý 1/2022. Trên cơ sở tương tự, loại trừ doanh thu thịt chế biến, doanh thu thuần tăng 2,6%. Gia vị, Chăm sóc Gia đình và Cá nhân ("HPC"), Cà phê ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ lần lượt là 12,6%, 26,6%, và 21,9%. Sự cải thiện doanh số bán hàng trong các danh mục này bù đắp cho sự sụt giảm lần lượt là 7,0%, 1,2% và 12,5% của thực phẩm tiện lợi, đồ uống và bia.
MCH đã duy trì hàng tồn kho ở mức ổn định cho toàn bộ các danh mục sản phẩm, đạt 1.300 tỷ đồng vào cuối quý I so với 2.000 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Thành viên thứ 3 của TCX là Phúc Long Heritage ("PLH") đạt mức tăng trưởng doanh thu 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, doanh thu cửa hàng flagship ghi nhận 311 tỷ đồng, tăng 11,8% trong quý 1/2023, tuy nhiên biên EBITDA giảm do doanh thu/cửa hàng thấp hơn. Bên cạnh đó, PLH đã đóng cửa các ki-ốt hoạt động kém hiệu quả. Hiện, PLH đang thử nghiệm mô hình "Hub-and-spoke" cho ki-ốt với một số kết quả ban đầu khả quan.
Doanh thu Masan MeatLiffe (MML) tăng tới 71,8% so với cùng kỳ nhờ doanh thu cao hơn trên tất cả các phân khúc sản phẩm và việc MCH đẩy mạnh mảng kinh doanh thịt chế biến.
Cụ thể, mảng chế biến thịt đã mang lại cho MML 1.600 tỷ đồng trong quý 1, tăng 71,8% so với 931 tỷ đồng trong quý 1/2022. Trên cơ sở LFL bao gồm thịt chế biến vào năm 2022, doanh thu đã tăng 25,6% trong quý 1/2023 từ 1.272 tỷ đồng trong quý 1/2022 nhờ doanh số bán hàng cao hơn trên tất cả các phân khúc của MML, đặc biệt là thịt chế biến.
Đối với Masan High-Tech Materials ("MHT"), doanh thu giảm 3,6% so với cùng kỳ. Giá đầu ra thấp ảnh hưởng tiêu cực lên sản lượng của mỏ Núi Pháo (NPMC) và hiệu ứng cơ sở từ H.C.Starck khiến khách hàng tích trữ hàng tồn kho vào đầu năm 2022 sau COVID. Giá vonfram trong Q1/2023 trung bình ở mức 335 USD/mtu, cao hơn 2% so với Q1/2022 là 328 USD/mtu. Doanh thu đồng tăng nhờ bán được 6.000 tấn đồng giao cho khách hàng nội địa.
Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 tổ chức ngày 24/4 vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, Masan Group đã đặt ra mục tiêu đạt doanh thu từ 90.000-100.000 tỷ đồng trong năm 2023 dựa trên 3 trụ cột chính. Phát biểu tại đây, ông Danny Lê, Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan, chia sẻ thêm: "Chúng tôi sẽ phát triển nền tảng đa kênh, cung cấp thông tin, sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm, từ đó, đáp ứng vạn nhu cầu của khách hàng".
Masan nhận giải ngân 375 triệu USD vốn ngoại
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.