Khởi nghiệp
MoMo muốn huy động thêm vốn để trở thành Kỳ lân
Đại diện MoMo từng tiết lộ, công ty đang có kế hoạch IPO trong thời gian tới và đang tích cực chuẩn bị cho sự kiện này.
Nguồn tin từ DealstreetAsia cho hay, Ví điện tử Momo đang huy động thêm ít nhất 100 triệu USD để trở thành startup Kỳ lân tiếp theo của Việt Nam.
Lần gần nhất, MoMo gọi vốn thành công là vào đầu năm nay, khi hoàn tất vòng Series D được dẫn dắt bởi Goodwater, một quỹ đầu tư tài chính đến từ Thung lũng Silicon (Mỹ) và Warburg Pincus - nhà đầu tư đang là cổ đông hiện hữu.
Số tiền mà MoMo huy động không được tiết lộ. Chỉ biết rằng, số tiền này được sử dụng để xây dựng nền tảng siêu ứng dụng (Super App) mới, nâng cấp hệ sinh thái của MoMo nhằm phục vụ hàng chục triệu người dùng và đối tác kinh doanh tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó Chủ tịch điều hành MoMo khẳng định, vốn đầu tư và các nguồn lực của các nhà đầu tư sẽ giúp Momo đẩy nhanh tốc độ phát triển và giúp công ty củng cố vị thế số một trên thị trường, cũng như nắm bắt những cơ hội rộng mở trong tương lai.
Đặc biệt, đại diện MoMo từng cho biết, công ty đã có kế hoạch IPO trong thời gian tới và đang chuẩn bị cho quá trình đó.

Tháng 6/2021, MoMo hoàn tất thương vụ mua lại toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ của Pique (tên trước đây là NextSmarty) - startup cung cấp các giải pháp trí tuệ nhân tạo giúp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng cho tất cả các doanh nghiệp số.
Thương vụ này giúp MoMo tiếp tục đổi mới sáng tạo, hướng đến tối ưu hóa trải nghiệm của 25 triệu người dùng, hỗ trợ hàng chục nghìn đối tác, đặc biệt là giúp thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp.
Điều này phù hợp với định hướng MoMo tuyển mộ thêm các chuyên gia hàng đầu và tăng gấp 3 lần đội ngũ nhân sự AI liên quan đến dữ liệu và khoa học dữ liệu, học máy nhằm chuyển đổi MoMo thực sự trở thành một công ty AI-first.
Gần đây nhất, MoMo thể hiện rõ tham vọng tiến vào lĩnh vực "Dùng trước - Trả sau", khi hợp tác cùng TPBank, cho phép người dùng sử dụng hạn mức trên Ví Trả Sau để thanh toán, mua sắm ngay trên ứng dụng MoMo và trả tiền sau (từ 35 - 45 ngày).
Thông qua Ví Trả Sau, người dùng MoMo có thể thanh toán các dịch vụ thiết yếu như: hóa đơn điện và nước, Internet, phí chung cư, học phí; mua hàng siêu thị, cửa hàng tiện lợi; dịch vụ ăn uống; mua sắm online...
Hiện tại, chi tiêu trên các nền tảng "Dùng trước - Trả sau" được kỳ vọng sẽ đạt giá trị hơn 1.000 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2025. Chỉ riêng tại Mỹ, ước tính người tiêu dùng đã chi hơn 20 tỷ USD thông qua dịch vụ "mua trước, trả sau" vào năm ngoái.
Ví trả sau MoMo và sự bùng nổ đã được báo trước
Startup Y42 gọi vốn 31 triệu USD vòng Series A
Y42 là một startup trong lĩnh vực dữ liệu có trụ sở tại Berlin, Đức - được sáng lập bởi doanh nhân gốc Việt là ông Đặng Hiếu Hưng.
Startup Citics huy động thành công 1,3 triệu USD
Trong năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng Citic vẫn mở rộng hoạt động trên 25 tỉnh thành tại Việt Nam và ký hợp tác thêm 8 ngân hàng mới, nâng tổng số ngân hàng hợp tác lên 17.
Startup Việt ghi dấu ấn trong lĩnh vực bảo mật quốc tế
Giải pháp của startup Việt - CyRadar cũng là phần mềm duy nhất của Đông Nam Á có tên trong danh sách phần mềm bảo mật của Microsoft.
Startup eJOY hoàn tất vòng gọi vốn hạt giống
Startup công nghệ giáo dục eJOY vừa công bố hoàn tất vòng gọi vốn hạt giống hàng trăm ngàn USD, được dẫn dắt bởi quỹ ThinkZone Ventures và sự tham gia của BK Fund.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Toàn cảnh ngày đầu vận hành nhà ga sân bay hiện đại bậc nhất Việt Nam
Ngày 19/4, dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.
Gamuda Land Việt Nam thúc đẩy cam kết ESG
Hoạt động trồng cây ở TP.HCM và Hải Phòng tiếp tục khẳng định cam kết thúc đẩy các giá trị môi trường, xã hội và quản trị của Gamuda Land Việt Nam.
Sau Tràng An và Tam Chúc, Xuân Trường muốn 'đánh thức' Phố Hiến cổ bằng dự án tỷ đô
Xuân Trường đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ tại Hưng Yên với mục tiêu biến nơi đây thành điểm đến văn hóa lịch sử tầm cỡ quốc gia và quốc tế, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Cú hích hạ tầng lịch sử: Cả nước đồng loạt khởi công, khánh thành 80 dự án lớn
Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.
Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?
Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.
Vingroup khởi công siêu đô thị du lịch trên biển Cần Giờ
Đây là một trong những dự án hạ tầng lớn nhất tại Việt Nam, đặt mục tiêu trở thành khu đô thị phát triển theo mô hình ESG hàng đầu thế giới.
Lối đi nào cho Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính quốc tế?
Theo ý kiến chuyên gia, Việt Nam nên có mô hình trung tâm tài chính kết hợp, không tách biệt hoàn toàn nhưng có khung pháp lý đặc thù, tập trung vào sử dụng ngoại tệ, luân chuyển lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư.