Leader talk

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam 8% trở lên: Liệu có khả thi?

Ông Suan Teck Kin, Ngân hàng UOB* - 25/02/2025 18:18 (GMT+7)

Đạt mục tiêu tăng trưởng trên 7% và tiến tới 8% hoặc cao hơn vào năm nay sẽ là một thách thức đối với kinh tế Việt Nam.

Tại phiên bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn ra vào ngày 19/2, Quốc hội Việt Nam đã nâng mục tiêu tăng trưởng năm 2025 lên "ít nhất 8%" và đặt mục tiêu tăng trưởng "hai con số" cho giai đoạn 2026 – 2030, trong khi các dự báo vẫn duy trì ở mức 6,5 – 7%.

Việc đạt mức tăng trưởng cao 8% hoặc thậm chí hai con số là hoàn toàn có thể, như kinh nghiệm của Singapore và Trung Quốc, đặc biệt khi Việt Nam đã có động lực tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024 với mức tăng trưởng trên 7%.

Tuy nhiên, để Việt Nam đạt mức tăng trưởng trên 7% và tiến tới 8% hoặc cao hơn vào năm nay sẽ là một thách thức, do các rủi ro từ chính sách thuế quan của Mỹ có thể ảnh hưởng đến một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam là thương mại quốc tế.

Việt Nam có mức độ phụ thuộc rất lớn vào thương mại, với tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 90% GDP – cao thứ hai trong ASEAN sau Singapore (174%) và vượt xa Malaysia (69%). Đặc biệt, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Hiệu suất GDP mạnh mẽ của Việt Nam trong năm ngoái chủ yếu nhờ thương mại, khi xuất khẩu tăng 14% sau khi giảm trong năm 2023. Ngoài ra, dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng đạt kỷ lục mới với 25,4 tỷ USD vốn FDI thực hiện (so với 23,2 tỷ USD năm 2023). Tuy nhiên, chu kỳ bán dẫn có dấu hiệu suy giảm sau giai đoạn tăng trưởng mạnh trong năm ngoái. 

Năm nay, Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro từ các chính sách thuế quan của ông Trump. Nếu vị tổng thống này áp thuế lên hàng hóa Việt Nam do thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam, tác động sẽ lan rộng đến cả ngành sản xuất và dịch vụ, làm giảm chi tiêu trong nước.

Xét theo tác động gián tiếp, nhu cầu xuất khẩu giảm do hoạt động kinh tế chậm lại sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Việt Nam.

Chỉ số PMI của Việt Nam đã giảm trong hai tháng liên tiếp (tháng 12/2024 và tháng 1/2025), cho thấy đơn hàng có thể đang chậm lại và các nhà sản xuất đang thu hẹp hoạt động.

Không chỉ vậy, dòng vốn FDI có thể chịu tác động từ chính sách thuế quan, khi các doanh nghiệp cân nhắc chuyển hướng đầu tư sang các địa điểm ít có khả năng bị áp thuế từ Mỹ.

Với môi trường còn nhiều bất ổn, chúng tôi cho rằng cần thận trọng với mục tiêu tăng trưởng năm 2025. Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 7% cho năm 2025.

Con đường để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP mới

Có một số lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam có thể tập trung để tăng cơ hội đạt mức tăng trưởng cao 8% hoặc thậm chí hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030. Tuy nhiên, tôi cho rằng, tốc độ tăng trưởng cần ổn định để tránh tình trạng quá nóng và lãng phí nguồn lực.

Một trong những giải pháp quan trọng là tăng mạnh đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng và giảm tác động từ sự suy giảm trong xuất khẩu và sản xuất. 

Hiện tại, Việt Nam vẫn thiếu hụt đáng kể về hạ tầng. Theo dữ liệu từ IMF, tỷ lệ chi tiêu cho hình thành vốn (capital formation expenditure) của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 30% GDP, thấp hơn nhiều so với mức 41% của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, chính sách tài khóa của Việt Nam dường như đang quá thận trọng ở giai đoạn phát triển hiện nay, khi Chính phủ đặt mục tiêu giảm tỷ lệ nợ công/GDP từ 35% hiện tại xuống 31% vào năm 2029. Để tăng đầu tư công, có thể cần phải chấp nhận tăng vay nợ và sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn.

Một vấn đề quan trọng khác là tốc độ giải ngân và thực hiện đầu tư công. Ngay cả khi ngân sách đã được phân bổ cho các dự án hạ tầng, quá trình triển khai cần được đẩy nhanh để vừa tạo động lực tăng trưởng ngắn hạn trong khi đầu tư được thực hiện, vừa nâng cao năng suất dài hạn sau khi dự án hoàn thành.

Rất đáng khích lệ khi Việt Nam gần đây đã thông qua dự án đường sắt trị giá 8 tỷ USD kết nối Trung Quốc – Việt Nam, mở rộng đường cao tốc Bắc – Nam sắp hoàn thành, cũng như tăng ngân sách cho Bộ Giao thông vận tải. 

Ngoài ra, Việt Nam vẫn cần đầu tư mạnh vào các lĩnh vực hạ tầng quan trọng khác, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo và dữ liệu, năng lượng, nguồn nước,... để hỗ trợ tăng trưởng bền vững trong tương lai.

*Bài viết thể hiện quan điểm của ông Suan Teck Kin – Giám đốc khối nghiên cứu thị trường và kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore).

Ý kiến ( 0)
Tháo gỡ điểm nghẽn, mở đường cho tăng trưởng bứt phá

Tháo gỡ điểm nghẽn, mở đường cho tăng trưởng bứt phá

Leader talk -  2 giờ

Các bộ luật mới được ban hành, sửa đổi được kỳ vọng sớm có tác động tích cực tới các ngành, nghề liên quan cũng như tổng thế nền kinh tế nói chung.

Ba rủi ro lớn từ kinh tế toàn cầu và thách thức với mục tiêu tăng trưởng 2 con số của Việt Nam

Ba rủi ro lớn từ kinh tế toàn cầu và thách thức với mục tiêu tăng trưởng 2 con số của Việt Nam

Tiêu điểm -  1 tuần

Mặc dù kinh tế toàn cầu còn nhiều thách thức, Việt Nam vẫn có cơ hội tăng trưởng cao, nếu cải cách hiệu quả và đầu tư vào các động lực tăng trưởng mới.

Chuyên gia hiến kế để kinh tế tăng trưởng hai con số

Chuyên gia hiến kế để kinh tế tăng trưởng hai con số

Tiêu điểm -  2 tuần

Muốn tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam cần phát triển được đội ngũ doanh nghiệp tư nhân trong nước lớn mạnh, làm trụ cột, gánh vác những trọng trách lớn, đưa kinh tế bứt phá đi lên.

Tháo gỡ điểm nghẽn, mở đường cho tăng trưởng bứt phá

Tháo gỡ điểm nghẽn, mở đường cho tăng trưởng bứt phá

Leader talk -  2 giờ

Các bộ luật mới được ban hành, sửa đổi được kỳ vọng sớm có tác động tích cực tới các ngành, nghề liên quan cũng như tổng thế nền kinh tế nói chung.

Nguồn lực nào cho tăng trưởng hai con số?

Nguồn lực nào cho tăng trưởng hai con số?

Leader talk -  2 ngày

Phát triển nguồn nhân lực, vật lực, tài lực gắn với khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường giúp Việt Nam tăng trưởng hai con số.

Cơ hội trong kỷ nguyên mới của doanh nghiệp bất động sản

Cơ hội trong kỷ nguyên mới của doanh nghiệp bất động sản

Leader talk -  4 ngày

Thị trường bất động sản sẽ có cơ hội phát triển lớn, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng hai con số, nếu các vấn đề thể chế, giá đất được tháo gỡ.

Biến động tỷ giá không đáng lo ngại

Biến động tỷ giá không đáng lo ngại

Leader talk -  5 ngày

Các chuyên gia đồng quan điểm về những yếu tố vĩ mô như tỷ giá, lạm phát hay thanh khoản hệ thống không thực sự đáng quan ngại sau giai đoạn biến động vừa qua.

Thủ tướng: Phải phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, 'khó mấy cũng phải làm'

Thủ tướng: Phải phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, 'khó mấy cũng phải làm'

Leader talk -  1 tuần

Chiều 14/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM; các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam 8% trở lên: Liệu có khả thi?

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam 8% trở lên: Liệu có khả thi?

Leader talk -  4 giây

Đạt mục tiêu tăng trưởng trên 7% và tiến tới 8% hoặc cao hơn vào năm nay sẽ là một thách thức đối với kinh tế Việt Nam.

Các dự án ưu tiên đầu tư ngành du lịch sắp tới

Các dự án ưu tiên đầu tư ngành du lịch sắp tới

Tiêu điểm -  9 phút

Theo kế hoạch thực hiện mới nhất của ngành du lịch, các dự án ưu tiên đầu tư sẽ về chuyển đồi số, phát triển hạ tầng, bồi dưỡng nhân lực...

Quảng Ninh hướng tới thành phố trực thuộc Trung ương vào 2030

Quảng Ninh hướng tới thành phố trực thuộc Trung ương vào 2030

Tiêu điểm -  11 phút

Quảng Ninh phấn đấu trở thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm bảy thành phố.

Hà Nội đẩy mạnh sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hà Nội đẩy mạnh sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tiêu điểm -  15 phút

HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua 10 Nghị quyết quan trọng liên quan đến tổ chức bộ máy chính quyền và phát triển kinh tế xã hội.

Tháo gỡ điểm nghẽn, mở đường cho tăng trưởng bứt phá

Tháo gỡ điểm nghẽn, mở đường cho tăng trưởng bứt phá

Leader talk -  2 giờ

Các bộ luật mới được ban hành, sửa đổi được kỳ vọng sớm có tác động tích cực tới các ngành, nghề liên quan cũng như tổng thế nền kinh tế nói chung.

Nhiều doanh nghiệp địa ốc khó huy động vốn

Nhiều doanh nghiệp địa ốc khó huy động vốn

Tài chính -  2 giờ

Trái với giai đoạn sôi động trước đây, nhiều nhà phát triển bất động sản tên tuổi đã phải hoãn, hủy các kế hoạch huy động vốn trên thị trường chứng khoán do lo ngại thất bại.

Hợp tác quốc tế để hiện thực hóa giấc mơ AI và bán dẫn

Hợp tác quốc tế để hiện thực hóa giấc mơ AI và bán dẫn

Tiêu điểm -  3 giờ

Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác quốc tế để tiếp cận công nghệ tiên tiến, hướng tới tự làm chủ trong các lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.