Ba rủi ro lớn từ kinh tế toàn cầu và thách thức với mục tiêu tăng trưởng 2 con số của Việt Nam

Phương Linh Chủ nhật, 16/02/2025 - 09:26

Mặc dù kinh tế toàn cầu còn nhiều thách thức, Việt Nam vẫn có cơ hội tăng trưởng cao, nếu cải cách hiệu quả và đầu tư vào các động lực tăng trưởng mới.

Kinh tế thế giới tiếp tục quá trình phục hồi chậm và không đồng đều. Ảnh: Hoàng Anh.

Toàn cầu hoá đang chậm lại

Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2025 được sự báo sẽ cải thiện nhẹ so với năm 2024 và lạm phát tiếp xu hướng giảm.

Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Tăng trưởng toàn cầu tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, các yếu tố địa chính trị bất lợi và sự phân mảnh kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ.

Ths. Nguyễn Trần Minh Trí, Viện Kinh tế và chính trị thế giới chỉ ra ba rủi ro kinh tế toàn cầu sẽ phải đối mặt trong năm 2025.

Thứ nhất là rủi ro từ chính sách tài chính, tiền tệ. Theo đó, thị trường tài chính toàn cầu đã thể hiện khả năng phục hồi đáng kể sau thời gian dài chứng kiến chính sách tiền tệ thắt chặt, song vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế cho thấy, nhiều loại tài sản có thể gặp rủi ro bị định giá lại, khi kỳ vọng về việc giảm lãi suất trong tương lai ngày càng khả thi.

Đối với doanh nghiệp, tình hình cũng ngày càng căng thẳng. Số vụ phá sản doanh nghiệp tiếp tục tăng, vượt quá mức trước đại dịch ở nhiều quốc gia. Theo báo cáo mới nhất của Euler Hermes (2024), số vụ phá sản doanh nghiệp toàn cầu dự kiến sẽ tăng 9% trong năm 2024, với mức tăng đặc biệt cao ở Bắc Mỹ và châu Âu.

Một rủi ro tiêu cực chủ yếu khác là tác động trong tương lai của lãi suất thực cao có thể tăng mạnh hơn dự kiến. Gánh nặng trả nợ đã cao và có thể tăng thêm khi nợ lãi suất thấp được đảo nợ, hoặc khi lãi suất vay cố định được đàm phán lại.

Một số lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản thương mại, vẫn đang gặp khó khăn. Số vụ phá sản và vỡ nợ doanh nghiệp hiện đã vượt mức trước đại dịch ở một số quốc gia, gây ra rủi ro cho ổn định tài chính.

Thứ hai là rủi ro địa chính trị. Rủi ro địa chính trị vẫn là một mối đe dọa đáng kể đối với nền kinh tế toàn cầu trong năm 2025, đặc biệt là trong bối cảnh các xung đột đang diễn ra ở Trung Đông có nguy cơ leo thang và gây ra những xáo trộn trên thị trường năng lượng và tài chính, gây ra tác động đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu.

Tác động của việc leo thang các xung đột đang diễn ra ở Trung Đông và các đợt tăng giá năng lượng có thể khuếch đại hậu quả nếu chi phí vận chuyển bị đẩy lên cao hơn nữa và chuyển vào giá hàng hóa. Những gián đoạn như vậy sẽ gây áp lực thêm lên tăng trưởng toàn cầu và khả năng của các nhà cung cấp trong việc điều chỉnh trước các cú sốc.

Thứ ba là rủi ro từ sự phân mảnh thị trường thế giới, gây nhiều tác động tiêu cực đối với tiến trình toàn cầu hóa. Một trong những hệ quả quan trọng nhất là sự suy giảm trong thương mại và đầu tư xuyên biên giới.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tăng trưởng thương mại toàn cầu đã chậm lại đáng kể trong những năm gần đây, một phần là do sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ và các rào cản thương mại.

Ngoài ra, sự phân mảnh kinh tế cũng đang làm suy yếu hiệu quả của các chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc các công ty đa quốc gia phải điều chỉnh chuỗi cung ứng để đối phó với các biện pháp trừng phạt và hạn chế thương mại đã làm tăng chi phí sản xuất và giảm hiệu quả kinh tế tổng thể. Điều này có thể dẫn đến giá cả cao hơn cho người tiêu dùng và làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Theo ông Trí, sự phân mảnh kinh tế đang đặt ra những thách thức đáng kể cho tiến trình toàn cầu hóa. Sự phân mảnh có thể làm giảm GDP toàn cầu trong dài hạn nếu thế giới chia thành hai khối kinh tế riêng biệt.

Sự phân mảnh kinh tế thế giới, được thúc đẩy bởi sự mở rộng của BRICS (một tổ chức quốc tế bao gồm các nước thành viên như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập...) từ đầu năm 2024 và các biện pháp trừng phạt của Mỹ, đang tạo ra những thách thức đáng kể cho tiến trình toàn cầu hóa. Nó cũng mở ra cơ hội để xây dựng một trật tự kinh tế toàn cầu mới trong tương lai.

Chuyên gia Lê Minh Chiến, Học viện Tài chính cũng cho rằng, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục quá trình phục hồi chậm và không đồng đều. Nhiều rủi ro với các chuỗi cung ứng và giá cả hàng hóa quốc tế sẽ kéo dài, mặc dù mặt bằng lạm phát toàn cầu đã có những bước cải thiện đáng kể.

Tình trạng căng thẳng trong thương mại quốc tế, đặc biệt là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Nga và phương Tây đang và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Điều này đang đòi hỏi Việt Nam cần có những hành động quyết đoán để đảm bảo tính bền vững của tăng trưởng kinh tế và duy trì không gian chính sách cho các phản ứng với các cú sốc trong tương lai.

Cơ hội nào cho Việt Nam?

Đối với Việt Nam, triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 có thể mang lại cả cơ hội và thách thức.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam được đánh giá là ngôi sao kinh tế toàn cầu, với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người hàng năm là 5,3% trong 30 năm qua (năm 1990 – 2021), nhanh hơn bất cứ nền kinh tế nào trong khu vực, ngoại trừ Trung Quốc. Năm 2024, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế, với tăng trưởng trên 7%.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, Việt Nam là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt vào top các nước có dự báo tăng trưởng 6,4% từ năm 2024 đến 2029 và sẽ trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đặt bước chân vào hàng ngũ các nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Điều này mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực và trên thế giới .

Khảo sát của JETRO (Nhật Bản) cũng cho rằng, trong hai năm 2024-2025 hơn 60% công ty Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh, họ coi Việt Nam là điểm phát triển kinh doanh hấp dẫn nhất trong ASEAN.

Một trong những tác động tích cực của triển vọng kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam trong năm 2024 cũng được ông Trí chỉ ra là khả năng phục hồi của nhu cầu xuất khẩu. Khi các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc dần ổn định, nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng lên.

Xuất khẩu vẫn là một trong những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Sự cải thiện trong thương mại toàn cầu có thể mang lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế.

Trong bối cảnh này, việc đa dạng hóa quan hệ thương mại và đầu tư trở nên cực kỳ quan trọng. Việt Nam cần tận dụng cơ hội từ sự mở rộng của khối BRICS để tăng cường quan hệ kinh tế với các thành viên mới, đồng thời duy trì và phát triển quan hệ với các đối tác truyền thống.

Đặc biệt, tình hình chính trị bất ổn tại Bangladesh đang tạo ra cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Theo Sourcing Journal - cổng thông tin chuyên ngành dệt may và da giày, ngành dệt may Bangladesh, vốn chiếm gần 85% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này, đang chịu thiệt hại 150 triệu USD mỗi ngày.

Nguyên nhân là do các cuộc biểu tình sinh viên gây thương vong, dẫn đến lệnh giới nghiêm toàn quốc, mất kết nối viễn thông và đóng cửa vô thời hạn các trường đại học từ giữa tháng 7/2024. Trong bối cảnh này, dự kiến ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ sẽ hưởng lợi từ sự dịch chuyển đơn hàng.

Thách thức đối với tăng trưởng cao trong kỷ nguyên mới

Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với một số thách thức từ bối cảnh kinh tế toàn cầu. Một trong những rủi ro chính là khả năng tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ.

Áp lực lên tỷ giá hối đoái và dòng vốn vào Việt Nam đã liên tục cao trong năm 2023 và giảm một chút trong nửa đầu năm 2024, đòi hỏi chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng.

Ngoài ra, theo ông Trí, sự phục hồi chậm của một số đối tác thương mại chính, đặc biệt là trong khu vực châu Âu, có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.

Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và cải thiện chuỗi giá trị sẽ là chìa khóa để Việt Nam duy trì động lực tăng trưởng trong bối cảnh phục hồi chậm của một số đối tác thương mại chính, đặc biệt là trong khu vực châu Âu.

Để duy trì mức tăng trưởng cao trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy thách thức, Việt Nam cần tập trung vào một số ưu tiên chính sách. Một trong những ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh cải cách cơ cấu và nâng cao năng suất thông qua việc cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng được coi là một yếu tố quan trọng để duy trì tăng trưởng cao. Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực giao thông, năng lượng và số hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài. 

Việc tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do cũng là một chiến lược quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng. Việt Nam cần tích cực triển khai các cam kết trong các FTA đã ký kết, đồng thời nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong nước để tận dụng tốt hơn các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài ra, thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển kinh tế xanh cũng được coi là những động lực quan trọng cho tăng trưởng trong tương lai. Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong các ngành kinh tế, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của nền kinh tế. 

Về mặt chính sách tiền tệ và tài khóa, Việt Nam cần duy trì sự linh hoạt nới lỏng để ứng phó với các biến động từ môi trường kinh tế toàn cầu. Việc kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ thận trọng và chính sách tài khóa mở rộng có mục tiêu sẽ giúp Việt Nam vừa ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng. 

Cuối cùng, đầu tư vào nguồn nhân lực và khoa học công nghệ được coi là chìa khóa để Việt Nam nâng cao năng suất và duy trì tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Việt Nam cần tiếp tục cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo, đồng thời tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của quốc gia.

Chuyên gia hiến kế để kinh tế tăng trưởng hai con số

Chuyên gia hiến kế để kinh tế tăng trưởng hai con số

Tiêu điểm -  1 tuần
Muốn tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam cần phát triển được đội ngũ doanh nghiệp tư nhân trong nước lớn mạnh, làm trụ cột, gánh vác những trọng trách lớn, đưa kinh tế bứt phá đi lên.
Chuyên gia hiến kế để kinh tế tăng trưởng hai con số

Chuyên gia hiến kế để kinh tế tăng trưởng hai con số

Tiêu điểm -  1 tuần
Muốn tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam cần phát triển được đội ngũ doanh nghiệp tư nhân trong nước lớn mạnh, làm trụ cột, gánh vác những trọng trách lớn, đưa kinh tế bứt phá đi lên.
Kinh tế tuần hoàn có thể trở thành động lực tăng trưởng mới?

Kinh tế tuần hoàn có thể trở thành động lực tăng trưởng mới?

Phát triển bền vững -  1 tuần

Kinh tế tuần hoàn nhằm tiết kiệm tài nguyên, tối ưu hóa hiệu suất của doanh nghiệp, có thể trở thành động lực tăng trưởng theo lý thuyết kinh tế học.

Chính sách 'luồng xanh' và đầu tư công: Động lực tăng trưởng 2025

Chính sách 'luồng xanh' và đầu tư công: Động lực tăng trưởng 2025

Tiêu điểm -  1 tuần

Đầu tư công và chính sách “luồng xanh” thu hút FDI là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025, thúc đẩy hạ tầng và sản xuất công nghệ cao.

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Đáp ứng tăng trưởng hai con số

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Đáp ứng tăng trưởng hai con số

Tiêu điểm -  1 tuần

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh hướng tới đảm bảo mục tiêu phát thải NetZero năm 2050, dự phòng cho mức tăng trưởng GDP hai con số giai đoạn 2026-2030.

Tổ hợp hóa dầu miền Nam: Ròng rã hành trình 2 thập kỷ

Tổ hợp hóa dầu miền Nam: Ròng rã hành trình 2 thập kỷ

Tiêu điểm -  3 giờ

Trong bối cảnh Tổ hợp hóa dầu miền Nam dừng hoạt động chưa hẹn ngày về, chủ đầu tư thông báo sẽ rót nửa tỷ đô để tối ưu hiệu năng, tính cạnh tranh của dự án.

Cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân: Chưa cụ thể hóa chủ đầu tư

Cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân: Chưa cụ thể hóa chủ đầu tư

Tiêu điểm -  5 giờ

Cơ chế đặc thù phục vụ triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận chưa cụ thể hóa danh tính chủ đầu tư như Chính phủ đề xuất.

Sứ mệnh của công nghệ cao trong kỷ nguyên vươn mình

Sứ mệnh của công nghệ cao trong kỷ nguyên vươn mình

Tiêu điểm -  1 ngày

Đổi mới sáng tạo, công nghệ cao chính là yếu tố cốt lõi đưa đất nước vươn mình, phát triển theo chiều sâu để đạt tăng trưởng hai con số trong giai đoạn mới.

GDP bình quân đầu người vượt mốc 5.000 USD vào năm 2025

GDP bình quân đầu người vượt mốc 5.000 USD vào năm 2025

Tiêu điểm -  5 ngày

Chính phủ đặt mục tiêu GDP bình quân đầu người vượt 5.000 USD vào năm nay, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững và bước vào kỷ nguyên mới.

Quốc hội họp bất thường về tinh gọn bộ máy và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Quốc hội họp bất thường về tinh gọn bộ máy và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  5 ngày

Quốc hội Việt Nam khai mạc kỳ họp bất thường, tập trung xem xét các vấn đề về tinh gọn tổ chức bộ máy, tháo gỡ các vướng mắc thể chế quan trọng.

Bất động sản sống chất, giá tốt cho gia đình đông thành viên

Bất động sản sống chất, giá tốt cho gia đình đông thành viên

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Giới chuyên gia nhận định, những dự án có thể dung hòa nhu cầu đa thế hệ, từ thiết kế căn hộ đến hệ thống tiện ích nội – ngoại khu, sẽ ngày càng được ưa chuộng và bền vững.

Cuộc đua sinh tồn của ngân hàng số

Cuộc đua sinh tồn của ngân hàng số

Tài chính -  3 giờ

Khả năng sinh lời đang là câu hỏi lớn nhất của các ngân hàng số tại Việt Nam, sau nhiều năm nỗ lực chứng minh về tính hiệu quả, tinh gọn và hiện đại.

Tổ hợp hóa dầu miền Nam: Ròng rã hành trình 2 thập kỷ

Tổ hợp hóa dầu miền Nam: Ròng rã hành trình 2 thập kỷ

Tiêu điểm -  3 giờ

Trong bối cảnh Tổ hợp hóa dầu miền Nam dừng hoạt động chưa hẹn ngày về, chủ đầu tư thông báo sẽ rót nửa tỷ đô để tối ưu hiệu năng, tính cạnh tranh của dự án.

Việt Nam trước 'sóng gió' thương mại Mỹ - Trung: 2018 và 2025 có gì khác?

Việt Nam trước 'sóng gió' thương mại Mỹ - Trung: 2018 và 2025 có gì khác?

Hồ sơ quản trị -  4 giờ

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tái diễn năm 2025 với quy mô lớn hơn. Việt Nam đứng trước cả cơ hội và thách thức khi chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi, tác động mạnh đến xuất khẩu và đầu tư.

Kỹ năng bán hàng thực chiến: Bí quyết tăng doanh số

Kỹ năng bán hàng thực chiến: Bí quyết tăng doanh số

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Thành công trong bán hàng không chỉ dựa vào năng lực cá nhân mà chủ yếu nhờ xây dựng hệ thống quy trình bán hàng chuyên nghiệp.

Cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân: Chưa cụ thể hóa chủ đầu tư

Cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân: Chưa cụ thể hóa chủ đầu tư

Tiêu điểm -  5 giờ

Cơ chế đặc thù phục vụ triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận chưa cụ thể hóa danh tính chủ đầu tư như Chính phủ đề xuất.

Bí quyết đạt chuẩn báo cáo ESG cho doanh nghiệp Việt

Bí quyết đạt chuẩn báo cáo ESG cho doanh nghiệp Việt

Sổ tay quản trị -  5 giờ

Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược ESG toàn diện, minh bạch thông tin và nâng cao nhận thức để đáp ứng tiêu chuẩn báo cáo ESG khắt khe toàn cầu.