Leader talk
Tháo gỡ điểm nghẽn, mở đường cho tăng trưởng bứt phá
Các bộ luật mới được ban hành, sửa đổi được kỳ vọng sớm có tác động tích cực tới các ngành, nghề liên quan cũng như tổng thế nền kinh tế nói chung.
Các cải cách pháp lý được ông Nguyễn Đình Duy, Giám đốc VIS Rating nhìn nhận là trọng tâm của chương trình nghị sự của Quốc hội thời gian qua, trong đó các sửa đổi về luật đáng chú ý nhất bao gồm có Luật Điện lực, Luật Chứng khoán và Luật Đầu tư công.
Tại Hội thảo “Triển vọng tín nhiệm Việt Nam 2025: Nắm bắt cơ hội trước bất định toàn cầu, mở ra kỷ nguyên phát triển mới" do VIS Rating tổ chức, ông Duy nhìn nhận những cải cách đáng kể từ Luật Điện lực đã giúp tháo gỡ những nút thắt pháp lý cho hoạt động đầu tư công cũng như tăng cường tính minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư và thu hút nhà đầu tư cho lĩnh vực điện.
Đối với Luật Đầu tư công sửa đổi sẽ tập trung vào cải thiện hiệu quả của hoạt động đầu tư công và gián tiếp giúp đẩy nhanh quá trình đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Chính phủ.
Đại diện VIS Rating kỳ vọng những thay đổi về Luật Chứng khoán sẽ giúp nâng cao kỷ luật cũng như là cải thiện tính minh bạch thị trường chứng khoán nói chung và thị trường tài chính, trái phiếu doanh nghiệp nói riêng, qua đó giúp cải thiện tâm lý nhà các đầu tư và khôi phục hoạt động phát hành trên thị trường tài chính doanh nghiệp.
Bổ sung thêm ý kiến về bộ luật cấp thiết này đối với thị trường vốn, ông Dương Đức Hiếu, Giám đốc, chuyên gia phân tích của VIS Rating đánh giá dòng tiền kinh doanh âm hiện là điểm yếu nhất đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành bất động sản tại Việt Nam.
Hiện có khoảng 70% các doanh nghiệp lớn mà VIS Rating đang
theo dõi cho thấy sự thiếu hụt dòng tiền kinh doanh.
Trong khi đó, năm 2025 sẽ có khoảng 110.000 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn, cao nhất từ trước tới nay và phần lớn sẽ không thế gia hạn vì đã thực hiện một lần trước đó.
Tuy vậy, sự phục hồi có thể đến từ những cải cách pháp lý và
các quy định tháo gỡ của Luật chứng khoán mới.
Những yêu cầu mới về bảo lãnh thanh toán, xếp hạng tín nhiệm bắt buộc, tài sản bảo đảm, … đem lại niềm tin cho nhà đầu tư, giúp doanh nghiệp huy động vốn thành công, cải thiện xu hướng thị trường từ năm 2025.
Tâm điểm ngành bất động sản
Trong khi đó, bộ ba luật gây chú ý nhất trên thị trường là các bộ luật sửa đổi về ngành bất động sản cũng được các chuyên gia đánh giá tích cực về cả chất, lượng cũng như tiến độ “thẩm thấu” vào nền kinh tế.
Ông Hiếu đánh giá cao việc sửa đổi ba bộ luật ngành bất động sản là Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản đã tạo những tác động tích cực rất lớn về mặt tín nhiệm và mang tính bao trùm.
Bên cạnh đó, sự tác động không chỉ lên ngành bất động sản mà còn các ngành khác có liên quan như là xây dựng hay vật liệu xây dựng.
Ngoài ra, các tác động trực tiếp đã được nghiên cứu và đề cập trong hơn một năm vừa qua của việc hoàn thiện các thủ tục hồ sơ, cơ chế cũng giúp đẩy nhanh phê duyệt pháp lý, giúp tăng tính minh bạch thị trường.
Theo ông Hiếu, việc ban hành ba bộ luật sửa đổi này đã đánh dấu một bước chuyển mình lớn trong công tác xây dựng khuôn khổ pháp lý cho ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế như ngành bất động sản.
Đáng chú ý, một số các hoạt động đã được triển khai ngay sau khi các luật liên quan đến bất động sản được ban hành dù chưa có tiền lệ trước đây.
Tiêu biểu là việc các bộ luật sửa đổi đã được đẩy nhanh thời hạn áp dụng của lên sớm hơn kế hoạch ban đầu hay các cơ quan chức năng đã nhanh chóng ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn ngay sau đó.
Theo đó, sau khi các bộ luật có hiệu lực, VIS Rating đã ghi nhận có đến hơn 20 nghị định, thông tư hướng dẫn để thực hiện các bộ luật mới sửa đổi ngay trong quý III/2024.
Song song với việc sửa đổi các chính sách thì công tác phê duyệt quỹ đất quy hoạch cũng được tiến hành hết sức khẩn trương và nhanh chóng.
Trong những ngày cuối cùng của tháng 12/2024, Hà Nội và TP.HCM đã chính thức ban hành quy hoạch thành phố cùng toàn bộ 63 tỉnh, thành. VIS Rating kỳ vọng rằng trong năm 2025, hầu hết các tỉnh, thành phố sẽ hoàn thành các kế hoạch thực hiện quy hoạch đã đề ra.
Việc sớm xây dựng, hoàn thiện pháp lý ngành bất động sản đồng bộ, cùng với việc triển khai quy hoạch kịp thời thì sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh, phát triển dự án và cải thiện tâm lý thị trường. Từ đó giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi của ngành bất động sản cũng như là của nền kinh tế nói chung.

Chia sẻ thêm đánh giá và tác động lớn nhất của cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy Nhà nước, Ông Nguyễn Tú Anh – Giám đốc Trung tâm thông tin, Ban Chính sách chiến lược Trung ương cho rằng mục tiêu được thể hiện rõ ở hai góc độ.
Trước tiên, quá trình tinh gọn bộ máy, giảm thủ tục hành chính, giảm các đầu mối trung gian sẽ giúp đẩy nhanh quá trình ra quyết định và đạt “hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” như lời Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ.
Đặc biệt, ở góc độ thứ hai, ông Tú Anh nhấn mạnh công cuộc chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số vào các hoạt động của bộ máy Nhà nước sẽ sớm được đẩy nhanh, tạo căn cứ vững chắc giúp các quyết định trở nên chính xác hơn.
“Những yếu tố này giúp đảm bảo thành công của cuộc cách mạng về bộ máy hoạt động trong thời gian tới”, vị ông Tú Anh nhận định.
Tháng 11/2024 trước đó, Quốc hội đã ban hành Luật Dữ liệu, làm cơ sở cho quá trình chuyển đổi số, xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia, cơ sở nâng cấp hạ tầng số
Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 1132 về hạ tầng số với những mục tiêu rất lớn như mở thêm 2 tuyền cáp quang biển trong năm 2025, hay 50% dân số trưởng thành có chữ ký số, nhận diện số, tiến tới 99% dân số được phủ sóng 5G trong năm 2030.
Những mục tiêu lớn đều đang được đẩy nhanh, quyết liệt, cùng sự đổi mới bộ máy Nhà nước kỳ vọng đem tới cơ sở vững chắc cho nền công nghiệp số với những Trung tâm Dữ liệu quốc gia, trí tuệ nhân tạo … để hỗ trợ cho không chỉ Nhà nước mà còn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tái khởi động điện hạt nhân: Cần tiếp tục sửa luật và quy hoạch điện
Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ Luật Điện lực sửa đổi
Luật Điện lực sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, mở ra chương mới cho ngành năng lượng Việt Nam.
Quốc hội thông qua dự án một luật sửa bốn luật
Dự án một luật sửa bốn luật về quy hoạch, đầu tư, đầu tư theo phương thức PPP và đấu thầu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công sửa đổi
Luật Đầu tư công (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV hứa hẹn tạo đột phá cho đầu tư công.
Vượt bão thuế quan, giới chủ doanh nghiệp đặt cược vào sức mạnh nội tại
Chủ tịch những doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam như SSI, Masan, Thế Giới Di Động đều cho rằng, trước những lo ngại tiêu cực về thuế quan, Việt Nam nên tự tin trên sân nhà.
Để doanh nghiệp bình tĩnh, ổn định sản xuất
Thuế đối ứng 46% từ Mỹ là cú sốc nhưng cũng là lúc doanh nghiệp Việt tái cấu trúc theo bốn trụ cột, với kỳ vọng hỗ trợ chính sách kịp thời từ Nhà nước.
Mỹ tăng thuế, doanh nghiệp FDI ở Việt Nam sẽ ứng xử ra sao?
Dù Mỹ tăng thuế quan lên các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam, sẽ khó có tình trạng doanh nghiệp rút khỏi Việt Nam.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". TheLEADER trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư.
Kinh tế trưởng SSI: 46% chưa phải mức thuế chính thức Mỹ áp với Việt Nam
Mức thuế 46% mà Mỹ áp đối với Việt Nam là mức trần để đàm phán, sau đó có thể giảm xuống, chứ không phải đã cố định và áp dụng mãi mãi.
Trước áp lực thuế quan, Becamex IDC hoãn thương vụ đấu giá lịch sử
Kế hoạch bán đấu giá 300 triệu cổ phiếu của Becamex IDC bị hoãn lại trong bối cảnh ngành bất động sản công nghiệp chịu áp lực lớn từ chiến lược thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thâu tóm New Tech, Văn Phú - Invest mở lối vào thị trường địa ốc TP.HCM
Trong khi việc thanh toán quỹ đất cho dự án làm đường bị bế tắc, Văn Phú - Invest chuyển hướng sang mua bán - sáp nhập để có thể thâm nhập vào thị trường bất động sản TP.HCM.
Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Ngành khách sạn gồng mình trước áp lực chi phí
Ngành khách sạn sẽ ứng phó ra sao khi chi phí nhân sự, năng lượng, trang thiết bị, thực phẩm đều “rủ nhau” tăng cao?
F88 'mượn' vai những người khổng lồ bước ra ánh sáng
Nhờ đâu F88 đã liên tục nhận được những cái gật đầu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như ngân hàng MB, CIMB, Thế Giới Di Động?
Né cú sập chứng khoán, SHS dồn lực quản lý tài sản
Thay vì lao vào cuộc đua giảm phí, SHS sẽ tập trung nâng cao năng lực trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, quản lý tài sản.
Bình Định thu hút đầu tư từ các tập đoàn năng lượng và du lịch quốc tế
Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.