Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững
Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.
Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,4 – 3,5% trong năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 64 – 65 tỷ USD.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá, 2024 là năm có những nhuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong đó có yếu tố tác động mạnh của biến động thị trường, thời tiết nắng nóng gay gắt, hạn hán, mưa bão tại các địa phương vùng Tây Nguyên, miền Trung, xâm nhập mặn tại các tỉnh, thành phía Nam và cơn bão số 3 (Yagi).
Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp đã nỗ lực đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất khoảng 3,3%, tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế. Sản lượng, năng suất nhiều sản phẩm chủ lực tăng khá cao, như lúa, thịt hơi, thủy sản, gỗ khai thác.
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tính đạt mức kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng gần 19% so với năm ngoái. Thặng dư thương mại cũng tăng cao kỷ lục gần 18 tỷ USD, tăng gần 47%, chiếm hơn 70% thặng dư thương mại của cả nước.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản có tới bảy loại hàng hóa, nhóm mặt hàng đạt giá trị trên 3 tỷ USD, bao gồm gỗ và sản phẩm gỗ, rau quả, gạo, cà phê, hạt điều, tôm và cao su.
Tuy vậy, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng thẳng thắn thừa nhận, ngành vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cần tập trung khắc phục.
Trong đó, dù các cấp, các ngành có nhiều nỗ lực, cố gắng triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU nhưng Việt Nam chưa gỡ được thẻ vàng của EC đối với đánh bắt hải sản.
Hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai một số nơi chưa đủ năng lực chống chịu trước cấp độ, tần suất, diễn biến dị thường của thiên tai để bảo vệ an toàn cho sản xuất và tính mạng của người dân, như tác động của cơn bão số 3 đối với 26 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Không chỉ vậy, vốn đầu tư công bố trí từ đầu năm nay chỉ đáp ứng khoảng 48% nhu cầu, dẫn đến một số dự án đã phê duyệt phải dừng hoặc giãn tiến độ.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhìn nhận, năm 2025, tình hình kinh tế thế giới có triển vọng phục hồi, song cũng có nhiều khó khăn, thách thức lớn, tăng trưởng chưa cải thiện rõ nét, bị tác động bởi các yếu tố bất ổn và bất định; xung đột vũ trang, bất ổn chính trị, địa chính trị tiếp tục diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu kết thúc trong ngắn hạn.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, bão, lũ lụt ảnh hưởng đến mùa màng, đẩy giá thực phẩm tăng cao, đe dọa đến an ninh lương thực toàn cầu.
Cùng với đó, mặc dù được dự báo sẽ tăng trưởng cao hơn vào năm tới, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với không ít rủi ro, biến động phức tạp, khó lường như hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục chịu tác động tiêu cực từ các điểm nóng, xung đột quân sự, chính trị trên thế giới.
Quá trình phân mảng về công nghệ, tiêu chuẩn ngày càng rõ rệt trên thế giới làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, gây sức ép quá trình chuyển đổi công nghệ, số, năng lượng.
Để đạt được mục tiêu năm 2025, ngành nông nghiệp sẽ tập trung vào nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phát triển kinh tế hợp tác, hỗ trợ liên kết theo chuỗi giá trị; tiếp tục thực hiện và nhân rộng các mô hình có hiệu quả trong đề án về phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.
Bên cạnh đó, định hướng kế hoạch sản xuất phù hợp với thị trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm nguồn cung phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn mới thực chất, hiệu quả, gắn với phát triển kinh tế nông thôn.
Ngành nông nghiệp sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật, thương mại và mở cửa thị trường, đặc biệt là các thị trường còn nhiềm tiềm năng như Halal, Trung Đông, châu Mỹ…; hỗ trợ các địa phương kết nối, tiêu thụ nông sản vào vụ thu hoạch qua chuỗi phân phối bán lẻ, sàn thương mại điện tử.
Không chỉ vậy, ngành nông nghiệp sẽ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thông qua tháo gỡ rào cản, nút thắt cơ chế, chính sách, gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn.
Đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường.
Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.
Ngoài cột mốc về xuất khẩu nông lâm thủy sản, ngành nông nghiệp còn đặt mục tiêu tăng cường thu hút vốn FDI, tăng cường nông nghiệp công nghệ cao.
Dù chịu ảnh hưởng của bão số 3, ngành nông nghiệp dự kiến vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng trong năm nay với các giải pháp phục hồi nhanh chóng.
Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,4 – 3,5% trong năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 64 – 65 tỷ USD.
Trong tháng 12/2024, Omoda & Jaecoo Việt Nam đã bắt đầu hành trình mang đến những chiếc xe Omoda C5 đầu tiên cho khách hàng ngay tại sự kiện khai trương nhà phân phối mới.
Sự trở lại của các đối thủ cạnh tranh và nhu cầu nhập khẩu bị thu hẹp sẽ khiến xuất khẩu gạo gặp nhiều thách thức trong năm tới.
Gỡ nút thắt nguồn vốn, mô hình nhượng quyền tại Việt Nam sẽ không chỉ mở rộng nhanh chóng mà còn tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm mới.
Nhiều gia đình từng ở ngoại ô, vùng ven và các tỉnh lân cận đang chuyển dịch chỗ ở, săn nhà nội đô.
Mô hình tuần làm việc 4 ngày mang lại một số lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động, nhưng hiện khó khả thi tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) thông báo vừa ký kết hợp tác toàn diện với Công ty cổ phần Nhất Phương (FinFan) nhằm mang đến giải pháp thanh toán toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp.