Tiêu điểm
Lạm phát của Việt Nam có thể đạt 7% vào cuối năm
Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, lạm phát của Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào những tháng cuối năm, nhưng bình quân năm vẫn sẽ ở mức dưới mục tiêu 4%.
Ông Nguyễn Xuân Thành, giảng viên trường Chính sách công và quản lý Fullbright, đánh giá mức lạm phát 3,14% của Việt Nam trong tháng 7 là điểm tích cực. Con số này có thể gây nghi ngờ với người dân và doanh nghiệp khi hàng ngày đi chợ hay mua nguyên vật liệu đều tăng từ 12 – 18%.
Tuy nhiên, theo phân tích của vị chuyên gia tại Diễn đàn kinh doanh 2022 do Forbes Việt Nam tổ chức mới đây, điều này có thể giải thích được nếu nhìn vào rổ hàng hóa, khi lương thực thực phẩm chiếm tỷ trọng hơn 30% trong rổ tính CPI. Thời gian qua, giá gạo và thịt heo không tăng mạnh, trong khi giá năng lượng đã tăng hơn 50% - nhưng chỉ số này lại chỉ chiếm 8% trọng số.
CPI tháng 7 chỉ tăng 0,4% so với tháng 6 nhờ xăng dầu bán lẻ trong nước giảm nhờ giá dầu thô đi xuống và cắt giảm thuế phí. Cũng cần lưu ý rằng nếu so với cùng kỳ, Việt Nam đang trong giai đoạn giãn cách xã hội vào tháng 7 năm ngoái.
Trong những tháng tới, CPI được nhận định sẽ tăng khi ảnh hưởng của giá dầu không còn nhiều, trong khi các mặt hàng lương thực thực phẩm tăng theo độ trễ của xăng dầu.
Ông Thành dự báo mức tăng 0,4 – 0,7% so với tháng trước, và lúc đó, lạm phát của Việt Nam sẽ đạt đỉnh. Thậm chí, CPI tháng 11, tháng 12 có thể tăng tới 7% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, Việt Nam khác ở chỗ là tính lạm phát bình quân, nên khi chia đều thì lạm phát cả năm của Việt Nam ước tính ở mức 3,8%, vẫn dưới 4% theo chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra, vị chuyên gia phân tích.
Kiểm soát tốt lạm phát sẽ giúp Chính phủ tự tin có các chính sách điều hành vĩ mô uyển chuyển thay vì thắt chặt tiền tệ như nhiều nước. Ông Thành dự báo tăng trưởng 2022 của Việt Nam sẽ ở mức 7,3 – 7,6% nhờ vào tốc độ tăng trưởng cao của quý III.
Dù vậy, bối cảnh hai năm tới có thể sẽ không khả quan. Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với kịch bản xấu hơn, khi sẽ có vài quý tăng trưởng thấp, thậm chí suy thoái.
Tại tọa đàm “Xăng dầu giảm giá, hàng hóa không giảm – Thực trạng và giảm pháp” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây, TS. Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế, ngân hàng, cho rằng: “Đến thời điểm hiện nay, về cơ bản lạm phát của Việt Nam tương đối thấp so với khu vực. Tuy nhiên, chúng ta không thể chủ quan vì vẫn có độ trễ về lạm phát của thế giới”.
Độ mở của nền kinh tế lớn nên Việt Nam vẫn có thể tiếp tục nhập khẩu lạm phát, giá cả một số mặt hàng có thể bắt đầu tăng từ đầu tháng 7, ví dụ lương cơ bản tăng, một số khoản phí Nhà nước quản lý cũng đang trong lộ trình tăng lên, không thể kìm giữ mãi được.
Bên cạnh đó, thường về cuối năm, lượng cung tiền từ giải ngân đầu tư công, từ giải ngân FDI, lượng tiền nhiều hơn, và vòng quay tiền nhanh hơn nên không thể chủ quan với những chuyện đó.
Chính phủ có đủ cơ sở kiểm soát lạm phát năm nay ở mức khoảng 4%. Tuy nhiên, trường hợp xấu nhất là vượt 4% một chút, ông Lực cho rằng “cũng chấp nhận được", bởi bên cạnh mục tiêu kiểm soát lạm phát, vẫn phải phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Quốc hội và Chính phủ đã ban hành chương trình phục hồi 2 năm, nên năm nay điều hành của Chính phủ sẽ khó, phải nghệ thuật, hài hoà, cân bằng, phân tích, dự báo kịp thời để có những kịch bản ứng phó, ông Lực nhận định.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong cập nhật cuối tháng trước đánh giá giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao, đặc biệt là giá dầu toàn cầu, sẽ làm tăng áp lực lạm phát của Việt Nam.
Tuy nhiên, nguồn cung lương thực dồi dào trong nước sẽ giúp giảm lạm phát trong năm 2022. Do vậy, dự báo lạm phát ở mức 3,8% cho năm 2022 và 4,0% cho năm 2023.
Tăng trưởng của Việt Nam được dự báo ở mức 6,5% trong năm 2022, và 6,7% trong năm 2023, được thúc đẩy nhờ thương mại tiếp tục mở rộng, sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của lĩnh vực sản xuất chế tạo, đi lại trong nước và giải ngân vốn đầu tư công.
Việt Nam nhập khẩu lạm phát ở mức độ nào?
TS. Cấn Văn Lực: ‘Không nên lo lắng thái quá về lạm phát’
“Lo lắng thái quá hay sợ hãi với lạm phát mà không dám làm gì” là điều không nên, vì như thế thì kinh tế lại đình trệ, dẫn đến thiếu nguồn cung và giá lại tăng. Ở Việt Nam, tâm lý lạm phát rất quan trọng, Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhận định.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi, phát triển KTXH
Sau khi Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm vào đêm 27/7 và ngân hàng trung ương nhiều nước đã có nhiều đợt tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát tăng mạnh gần đây, sáng 28/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành bàn về những giải pháp, đối sách phù hợp cả trước mắt và lâu dài để tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
Ngành chăm sóc sức khỏe 'miễn nhiễm' với lạm phát
Bất chấp rủi ro về lạm phát và suy thoái kinh tế, ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng trưởng ổn định trong giai đoạn tới, khi nhu cầu khám chữa bệnh, giá thuốc, viện phí đều tăng trong khi chi phí đầu vào tăng với tốc độ chậm hơn nhiều.
Nỗi lo về lãi suất sau lạm phát kỷ lục tại Mỹ
Dưới áp lực lạm phát gia tăng, Fed có thể nâng lãi suất đáng kể trong thời gian tới. Dự báo lãi suất có thể chạm ngưỡng 3,5 – 3,75% vào cuối năm nay.
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.