Tiêu điểm
TS. Cấn Văn Lực: ‘Không nên lo lắng thái quá về lạm phát’
“Lo lắng thái quá hay sợ hãi với lạm phát mà không dám làm gì” là điều không nên, vì như thế thì kinh tế lại đình trệ, dẫn đến thiếu nguồn cung và giá lại tăng. Ở Việt Nam, tâm lý lạm phát rất quan trọng, Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhận định.
Thời gian qua, tình trạng nhiều mặt hàng, dịch vụ vẫn ‘điềm nhiên’ giữ giá và neo cao bất chấp giá xăng dầu đã giảm 4 lần liên tiếp đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mặc dù, CPI bình quân 7 tháng đầu năm nay tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước. Con số cho thấy lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, theo Chuyên gia Cấn Văn Lực, “ở Việt Nam, tâm lý lạm phát rất quan trọng. Người dân để ý các phát biểu của lãnh đạo, các cơ quan bộ ngành có liên quan và lập tức có dự báo và có hành vi kinh doanh”.
‘Bóng ma’ lạm phát đang khiến nhiều người lo lắng và tìm cách đưa tài sản của mình đến kênh trú ẩn an toàn. Mặc dù giá vàng ở Việt Nam thời gian qua biến động không lớn, nhưng nhu cầu vàng của người tiêu dùng trong nước vẫn tăng 11% từ 12,6 tấn trong quý II/2021 lên 14 tấn trong quý II/2022, theo báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới (WGC).
Ông Andrew Naylor, Giám đốc điều hành khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại WGC cho rằng: do lo ngại về tình trạng lạm phát leo thang và sự suy yếu của đồng Việt Nam, các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức đã tìm đến vàng để phòng trừ rủi ro.
Tuy nhiên, Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng việc lo lắng thái quá, sợ hãi với lạm phát mà không dám làm gì là không nên, vì như thế thì kinh tế lại đình trệ, dẫn đến thiếu nguồn cung và giá lại tăng. Nhất là vào những thời kỳ trọng điểm như hiện nay, luôn đảm bảo đủ nguồn cung là điều rất quan trọng.
Mục tiêu lạm phát năm nay là khoảng 4%. Tuy nhiên, trước đó, Quốc hội và Chính phủ đã tiên lượng năm nay có bối cảnh phức tạp. Theo ông Lực, “chúng ta không thể cứng nhắc dứt khoát dưới 4% trong khi lạm phát thế giới gấp đôi. Bình quân lạm phát thế giới, cả chỉ số sản xuất và chỉ số CPI tiêu dùng tăng khoảng 6,2% (năm ngoài tăng 3,8%).
Với việc hội nhập sâu rộng, độ mở kinh tế lớn, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc, khăng khăng dứt khoát dưới 4% để kìm nén sản xuất kinh doanh. Như thế lại phản tác dụng, dẫn đến hiện tượng thiếu nguồn cung. Mà thiếu nguồn cung lại đẩy giá lên, xuất hiện hiện tượng buôn lậu găm hàng, giữ hàng. Do đó, cần hết sức nghệ thuật điều hành trong năm nay”.
Thời gian qua, Chính phủ đã thành công trong việc kiểm soát mặt bằng giá cả trong bối cảnh an ninh năng lượng (xăng dầu), an ninh lương thực (thực phẩm và thịt lợn), là vấn đề lớn của quốc tế và cả Việt Nam.
“Đến thời điểm hiện nay, về cơ bản lạm phát của Việt Nam tương đối thấp so với khu vực. Tuy nhiên, chúng ta không thể chủ quan vì vẫn có độ trễ về lạm phát của thế giới”, ông Lực nhấn mạnh tại tọa đàm “Xăng dầu giảm giá, hàng hóa không giảm – Thực trạng và giảm pháp” vừa được Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức.
Độ mở của nền kinh tế lớn nên Việt Nam vẫn có thể tiếp tục nhập khẩu lạm phát, giá cả một số mặt hàng có thể bắt đầu tăng từ đầu tháng 7, ví dụ lương cơ bản tăng, một số khoản phí Nhà nước quản lý cũng đang trong lộ trình tăng lên, không thể kìm giữ mãi được.
Bên cạnh đó, thường về cuối năm, lượng cung tiền từ giải ngân đầu tư công, từ giải ngân FDI, lượng tiền nhiều hơn, và vòng quay tiền nhanh hơn nên không thể chủ quan với những chuyện đó, theo ông Lực.
Chính phủ có đủ cơ sở kiểm soát lạm phát năm nay ở mức khoảng 4%. Tuy nhiên, trường hợp xấu nhất là vượt 4% một chút, ông Lực cho rằng “cũng chấp nhận được" bởi bên cạnh mục tiêu kiểm soát lạm phát, vẫn phải phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Quốc hội và Chính phủ đã ban hành chương trình phục hồi 2 năm, nên năm nay điều hành của Chính phủ sẽ khó, phải nghệ thuật, hài hoà, cân bằng, phân tích, dự báo kịp thời để có những kịch bản ứng phó, ông Lực nhận định.
Bộ Giao thông vận tải lý giải tình trạng cước vận tải ‘tăng nhanh giảm chậm’
Yên tâm với mục tiêu kiềm chế lạm phát
Theo TS. Cấn Văn Lực, dù áp lực lạm phát cuối năm là rất lớn nhưng Việt Nam có đủ các yếu tố giúp kiềm chế lạm phát mà vẫn đảm bảo nguồn lực cho phục hồi và tăng trưởng.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi, phát triển KTXH
Sau khi Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm vào đêm 27/7 và ngân hàng trung ương nhiều nước đã có nhiều đợt tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát tăng mạnh gần đây, sáng 28/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành bàn về những giải pháp, đối sách phù hợp cả trước mắt và lâu dài để tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
Ngành chăm sóc sức khỏe 'miễn nhiễm' với lạm phát
Bất chấp rủi ro về lạm phát và suy thoái kinh tế, ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng trưởng ổn định trong giai đoạn tới, khi nhu cầu khám chữa bệnh, giá thuốc, viện phí đều tăng trong khi chi phí đầu vào tăng với tốc độ chậm hơn nhiều.
Việt Nam nhập khẩu lạm phát ở mức độ nào?
Với độ mở lớn, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng nhập khẩu lạm phát và sẽ ngày càng trầm trọng trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng cao.
Nỗi lo về lãi suất sau lạm phát kỷ lục tại Mỹ
Dưới áp lực lạm phát gia tăng, Fed có thể nâng lãi suất đáng kể trong thời gian tới. Dự báo lãi suất có thể chạm ngưỡng 3,5 – 3,75% vào cuối năm nay.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.