Leader talk
Doanh nhân cần đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật
Doanh nghiệp không có sai phạm, hoặc ít sai phạm, là những doanh nghiệp có nền tảng phát triển tốt, cơ sở xây dựng yếu tố kinh tế nội tại bền vững và nhận được sự ủng hộ của nhà nước và xã hội. Uy tín doanh nghiệp được ghi nhận trong nước sẽ là cơ hội gây dựng danh tiếng và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp trên trường quốc tế.
Trong thời gian gần đây, dư luận liên tục dậy sóng với những trường hợp doanh nghiệp lớn, đầu ngành bị cơ quan nhà nước phát hiện và xử lý sai phạm. Hầu hết trường hợp xuất phát từ các sai phạm trong quá trình vận hành và hoạt động kinh doanh.
Cùng với đó, đối tượng chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm phạm luật của doanh nghiệp không chỉ giới hạn ở bản thân doanh nghiệp mà còn bao gồm cả chủ doanh nghiệp.
Tinh thần thượng tôn pháp luật là nội dung quan trọng nhất cần được đề cao. Doanh nghiệp cần nhận thức được rằng “cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra”, vì thế, việc luồn lách pháp luật sẽ luôn bị phát hiện và có hệ quả pháp lý đi kèm.
Nhận diện rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý được hiểu theo nghĩa rộng là một sự kiện hoặc một khả năng xảy ra sự kiện gây ra tổn thất, tổn hại về mặt tài chính, danh tiếng cho doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.
Rủi ro pháp lý hiện diện trong nhiều lĩnh vực, mặt hoạt động khác nhau của doanh nghiệp như trong hoạt động tài chính, tổ chức và quản lý nội bộ, hợp đồng, tuân thủ pháp luật về điều kiện kinh doanh…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý, trong đó có ba nguyên nhân chính có thể kể đến.
Thứ nhất, doanh nghiệp đánh giá sai mức độ nghiêm trọng của rủi ro pháp lý, từ đó chấp nhận rủi ro thấp để đạt mục đích kinh tế, thương mại lớn hơn.
Một số trường hợp, chủ doanh nghiệp toan tính, cố ý lách luật, coi thường hệ quả do rủi ro pháp lý gây ra. Các trường hợp này có nguyên do từ việc doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cậy nhờ sự quen biết với các mối quan hệ xung quanh.
Thứ hai, chủ doanh nghiệp có suy nghĩ tự tin, quan điểm cho rằng sẽ không có rủi ro pháp lý xảy ra. Nguyên nhân này chủ yếu xuất phát từ sự thiếu kiến thức, hiểu sai, thiếu thận trọng về cách áp dụng pháp luật trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; từ sự yếu kém về năng lực quản lý; hoặc thiếu ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và các nhân sự quản lý trong doanh nghiệp.
Thứ ba, vai trò của luật sư trong quá trình tư vấn, tham vấn đề phòng rủi ro pháp lý chưa được nhiều doanh nghiệp xem trọng và đề cao. Theo đó, sự hỗ trợ, tham vấn pháp lý từ luật sư thường chỉ xuất hiện khi đã có hệ quả phát sinh từ các rủi ro pháp lý.
Hệ quả, tác động tiêu cực từ rủi ro pháp lý
Trong nhiều trường hợp, các hệ quả phát sinh từ rủi ro pháp lý nhìn chung tạo ra trở ngại cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Trong đó, mục đích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ việc chấp nhận rủi ro không mang lại ý nghĩa như mong muốn, khi hệ quả pháp lý mà doanh nghiệp gánh chịu lớn hơn lợi ích kinh tế thực tế đạt được.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị gián đoạn. Doanh nghiệp cần phải dành nhiều thời gian, tiền bạc hơn để xử lý, khắc phục hệ quả là các tổn thất, thiệt hại mà rủi ro pháp lý gây ra.
Một số trường hợp chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm hình sự dẫn đến trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng vô chủ như “rắn mất đầu”, vì thế, hoạt động tổ chức và quản lý nội bộ bị xáo trộn, thiếu ổn định.
Rủi ro pháp lý có thể dẫn đến tổn hại về mặt uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp. Trường hợp cá biệt, sai phạm của một vài doanh nghiệm đầu ngành có thể ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của toàn bộ lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp đó.
Doanh nghiệp cũng như các chủ thể quản lý doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật bao gồm trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
Góc nhìn pháp lý, sự hoàn thiện của pháp luật trong và ngoài nước
Hệ thống pháp luật Việt Nam đã định ra những công cụ cơ bản với mục đích quản lý, điều chỉnh hoạt động kinh doanh, và xử lý sai phạm của doanh nghiệp.
Thứ nhất là công cụ quản lý và điều chỉnh. Nhìn chung, hệ thống pháp luật Việt Nam đã xây dựng khung pháp lý dành cho mỗi lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mặc dù khung pháp lý có thể có sự thiếu hoàn thiện, tuy nhiên cần nhìn nhận các thiếu sót là không nhiều, và thường xuyên, liên tục được sửa đổi, hoàn thiện theo thời gian.
Thứ hai là công cụ xử lý sai phạm. Chế tài xử lý vi phạm của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp không chỉ giới hạn ở phạm vi hành chính, mà còn mở rộng ra yếu tố hình sự thể hiện qua việc Bộ luật Hình sự 2015 đã ghi nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trước pháp luật.
Thứ ba là giao thương, quan hệ thương mại quốc tế. Hệ thống pháp luật quốc tế từ lâu đã có yêu cầu ràng buộc về tính tuân thủ của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động giao thương, thương mại ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đó là các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế được thừa nhận chung hay thỏa thuận ý chí các bên thông qua việc ký kết hợp đồng. Chính vì thế, khi tham gia quan hệ giao thương quốc tế, doanh nghiệp cần phải tuân thủ các chế định trên.
Cần nhìn nhận sự không hoàn hảo của khung pháp lý không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sai phạm, mà đây chỉ là yếu tố cộng hưởng. Thay vào đó, góc nhìn và cách vận dụng, áp dụng pháp luật, quy định của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp là nhân tố chính dẫn đến sai phạm.
Doanh nghiệp cần thường xuyên định vị rủi ro pháp lý trong hoạt động tổ chức và kinh doanh. Coi thượng tôn pháp luật là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong cùng ngành cần thống nhất xây dựng và phát triển văn hóa, đạo đức trong kinh doanh.
Xây dựng hướng xử lý, giải quyết rủi ro pháp lý phát sinh nhằm đảm bảo sự ổn định trong quá trình vận hành. Trong quá trình đó, cần tận dụng vai trò, hiểu biết của luật sư trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ trong quá trình “phòng và chống” rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp.
Nhìn về dài hạn, doanh nghiệp không có sai phạm (hoặc ít sai phạm) là những doanh nghiệp có nền tảng phát triển tốt, cơ sở xây dựng yếu tố kinh tế nội tại bền vững và nhận được sự ủng hộ của Nhà nước và xã hội. Uy tín kinh doanh được ghi nhận trong nước sẽ là cơ hội gây dựng danh tiếng và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp trên trường quốc tế.
Quản trị rủi ro pháp lý trong bối cảnh mới
GS. Đặng Hùng Võ: 'Hệ thống pháp luật chưa sẵn sàng đón đại bàng'
GS. Đặng Hùng Võ cho rằng, hệ thống pháp luật hiện nay đang cản trở các nhà đầu tư nước ngoài lớn dịch chuyển chuỗi cung ứng vào Việt Nam.
Chờ bước tiến mới của hệ thống pháp luật kinh doanh
Dù đã đi một chặng đường dài, nhìn lại hệ thống pháp luật kinh doanh vẫn còn một số vấn đề khá quan ngại liên quan đến chính sách.
‘Quản trị phải bằng trái tim, đừng quản trị vì pháp luật’
Vượt trên sự tuân thủ luật pháp, nhấn mạnh hiệu quả thực chất của quản trị công ty là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp Việt Nam cải thiện khả năng cạnh tranh.
Nhiều nhà đầu tư Nhật e ngại luật pháp Việt Nam vẫn còn 'thiếu minh bạch'
Theo JETRO, vẫn có tới 40% doanh nghiệp Nhật băn khoăn tới vấn đề “chế độ luật pháp chưa hoàn thiện, thực thi luật pháp thiếu minh bạch, thủ tục hành chính -cấp phép- phiền hà”.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Bỏ tiền' xây thể chế
Nhà nước cần đầu tư xứng đáng, thực chất cho hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật để hoàn thiện thể chế, mở đường cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình.
Hành trang cần thiết cho doanh nghiệp Việt trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Cân bằng giữa việc đưa thông tin để ổn định tâm lý nhà đầu tư, doanh nghiệp nhưng vẫn giữ được vị thế khi đàm phán thuế với Hoa Kỳ.
Từ đồng lúa đến quốc gia số: Việt Nam trước thời khắc quyết định
Mặc dù hành trình số hóa đầy hứa hẹn, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, khi sự gia tăng của giao dịch trực tuyến và sự phổ biến của các nền tảng số tạo ra 'mảnh đất màu mỡ' cho tội phạm mạng.
Tổng bí thư Tô Lâm: Không có chỗ cho cán bộ trung bình chủ nghĩa
Trong tình hình hiện nay, Tổng bí thư nhấn mạnh không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân.
TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.