Ngành y tế bộc lộ 8 ‘điểm yếu’ sau Covid-19

Nhật Hạ Thứ năm, 23/02/2023 - 17:21

Những bất cập liên quan đến mua sắm, đấu thầu, liên doanh liên kết, sử dụng tài sản công; năng lực hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng còn nhiều hạn chế; kiểm định trang thiết bị chưa được chú trọng; tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của nhân viên y tế… đang là một trong những điểm ‘nhức nhối’ của ngành y tế hiện nay.

Thời gian vừa rồi, ngành y tế thực sự chưa có thời gian nghỉ ngơi đúng nghĩa. Đại dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài, các bác sĩ, thầy thuốc, cán bộ, nhân viên y tế trên cả nước luôn là lực lượng tuyến đầu chống dịch. Họ cũng phải xa gia đình, người thân để luôn bên cạnh điều trị, chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Khi dịch được kiểm soát, ngành y tế tiếp tục gặp khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, cơ chế tài chính… khiến tình trạng thiếu thuốc, máy móc, trang thiết bị y tế diễn ra ở nhiều nơi.

Đây là một trong những tình trạng của ngành y tế được nhắc đến trong tọa đàm “Ngành y vượt khó” trên cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 23/2.

Ngành y tế bộc lộ 8 ‘điểm yếu’ sau Covid-19
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. Ảnh: Quang Thương

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhận định ngành y tế trong nước đang gặp không ít những khó khăn, thách thức. Vấn đề vướng mắc về thể chế, đấu thầu chỉ là một phần trong số đó.

Tám ‘điểm yếu’ mà ngành đang đối mặt hiện nay đã được Bộ trưởng Tuyên thẳng thắn chỉ ra.

Thứ nhất, trên thế giới, các quốc gia đều nhận định dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn và vẫn xuất hiện những biến chủng mới, có nguy cơ diễn biến phức tạp và khó khăn hơn.

Còn trong nước, cùng với dịch Covid-19, xuất hiện các dịch như sốt xuất huyết, nguy cơ xâm nhập các dịch bệnh nguy hiểm mới nổi như đậu mùa khỉ, viêm gan cấp… mà chưa rõ nguyên nhân.

Trong khi đó, hệ thống y tế còn tồn tại hạn chế chưa giải quyết được quyết liệt ở giai đoạn trước và đã nảy sinh thêm những khó khăn vướng mắc, đặc biệt là sau Covid-19, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân.

Thứ hai, hệ thống thể chế liên quan đến lĩnh vực y tế cơ bản đã hoàn thiện nhưng vẫn còn những bất cập nhất định và đặc biệt là những bất cập liên quan đến mua sắm, đấu thầu, liên doanh liên kết, sử dụng tài sản công. Và có nhiều nội dung cũng chưa thể hiện hết được quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 20, 21 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII.

Thứ ba, năng lực hệ thống y tế, nhất là hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng cũng còn nhiều hạn chế. Và khi dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và khó dự đoán, xuất hiện các dịch bệnh mới nổi, đặc biệt là tỉ lệ tiêm chủng ở một số địa phương, một số khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và vùng khó khăn cũng chưa đảm bảo theo quy định.

Tình trạng quảng cáo về tác dụng của thực phẩm chức năng chưa đúng với quy định trên môi trường mạng còn diễn biến phức tạp.

Thứ tư, chất lượng công tác điều hành phục vụ người bệnh tại một số cơ sở vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của người bệnh, tình trạng quá tải vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhất là với các bệnh viện tuyến cuối, các bệnh viện tuyến trung ương.

Đáng chú ý nữa, các dịch vụ y tế ở các tuyến dưới chưa được nâng lên, trong khi thói quen và tâm lý của người bệnh lúc nào cũng muốn được điều trị tuyến cao hơn. Từ đó gây tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Cùng với đó là tình trạng chênh lệch chỉ số sức khỏe như tử vong mẹ, tử vong trẻ em, suy dinh dưỡng ở các vùng… chưa được cải thiện rõ rệt và Việt Nam cũng chưa phát huy được hết lợi thế của lĩnh vực y học cổ truyền.

Thứ năm, về công nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh thì hiện nay việc sản xuất trong nước mới dừng ở mức trang thiết bị thông dụng và hàm lượng công nghệ còn thấp.

Việc kiểm định trang thiết bị còn chưa được chú trọng đúng mức. Hệ thống xử lý nước thải, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải ở các cơ ở tuyến tỉnh do đầu tư từ lâu nên hiện nay đã quá tải, xuống cấp nên kết quả xử lý nước thải đầu ra cũng chưa đảm bảo được yêu cầu.

Thứ sáu, tình trạng thiếu thuốc, vật tư trang thiết bị y tế ở một số cơ sở y tế trên toàn quốc chưa được khắc phục một cách triệt để. Số lượng hồ sơ đăng ký cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cũng như trang thiết bị còn tồn đọng lớn và chưa được giải quyết một cách triệt để.

Và ngành y tế đang phải đề nghị với Quốc hội để có giải pháp giải quyết trước mắt cũng như định hướng lâu dài để giải quyết nội dung này.

Thứ bảy, quản lý đào tạo chất lượng và nhân lực y tế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và hội nhập quốc tế.

Trong khi đó, tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của nhân viên y tế, chuyển từ hệ thống y tế công lập sang y tế ngoài công lập, đặc biệt là những cán bộ y tế có tay nghề cao, có kinh nghiệm.

Cuối cùng là chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực khám chữa bệnh cũng như phòng bệnh chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngân sách nhà nước chi cho y tế, bảo hiểm y tế có tăng nhưng tổng chi bình quân cho đầu người vẫn còn thấp.

Theo thống kê, tỉ lệ chi tiền túi của hộ gia đình cho công tác khám chữa bệnh vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 43% tổng chi y tế. Thêm nữa, đầu tư bền vững cho các nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế vẫn chiếm tỉ lệ rất lớn. Do vậy, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế này vẫn chưa bền vững và phương thức chi trả cho công tác khám, chữa bệnh tiến tới tính đúng, tính đủ và để hoàn thiện gói dịch vụ y tế cơ sở cũng chậm được điều chỉnh và chưa đầy đủ.

Việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công để đảm bảo cho hoàn thiện cơ sở vật chất y tế, phục vụ cho chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân cũng còn hạn chế.

Quỹ ngoại quan tâm tới ngành y tế Việt Nam

Quỹ ngoại quan tâm tới ngành y tế Việt Nam

Khởi nghiệp -  3 năm
Quỹ đầu tư Medix Ventures hoạt động trong mảng khởi nghiệp đang tìm kiếm đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam.
Quỹ ngoại quan tâm tới ngành y tế Việt Nam

Quỹ ngoại quan tâm tới ngành y tế Việt Nam

Khởi nghiệp -  3 năm
Quỹ đầu tư Medix Ventures hoạt động trong mảng khởi nghiệp đang tìm kiếm đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam.
‘Những bất cập trong hệ thống quản lý ngành y cần được điều chỉnh sớm’

‘Những bất cập trong hệ thống quản lý ngành y cần được điều chỉnh sớm’

Tiêu điểm -  2 năm

Một giám đốc bệnh viện có chuyên môn nhưng chưa chắc đã nắm vững về quản lý hoặc các quy định lắt léo hiện hành. Điều cho thấy những bất cập trong hệ thống cần được điều chỉnh càng sớm càng tốt, nếu không muốn nhận hậu quả lớn hơn, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhận định.

CEO Doctor Anywhere hiến kế giúp ngành y tế đương đầu đại dịch

CEO Doctor Anywhere hiến kế giúp ngành y tế đương đầu đại dịch

Khởi nghiệp -  3 năm

Dịch bệnh COVID-19 sẽ còn những diễn biến phức tạp và yếu tố công nghệ chính là một trong những chìa khóa giúp ngành y tế vượt qua giai đoạn khó khăn này, theo ông Lê Ngọc Hải - CEO Doctor Anywhere Việt Nam.

Điểm sáng khởi nghiệp ngành y tế và chăm sóc sức khỏe

Điểm sáng khởi nghiệp ngành y tế và chăm sóc sức khỏe

Khởi nghiệp -  3 năm

Dự báo, ngành y tế, chăm sóc sức khỏe vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai, kể cả khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát và kết thúc, đặc biệt tại những quốc gia năng động như Việt Nam, Ấn Độ.

Quỹ ngoại quan tâm tới ngành y tế Việt Nam

Quỹ ngoại quan tâm tới ngành y tế Việt Nam

Khởi nghiệp -  3 năm

Quỹ đầu tư Medix Ventures hoạt động trong mảng khởi nghiệp đang tìm kiếm đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam.

Ngành y tế gỡ nút thắt dữ liệu trong chuyển đổi số

Ngành y tế gỡ nút thắt dữ liệu trong chuyển đổi số

Tiêu điểm -  3 năm

Do thiếu chuẩn đồng bộ, thiếu hệ thống lưu trữ thống nhất, nên nguồn dữ liệu y tế quý giá vẫn nằm chủ yếu dưới dạng phi cấu trúc, phi tập trung và hầu như chưa được khai thác hiệu quả để cải tiến chất lượng chăm sóc sức khỏe.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.