Nhà máy lọc dầu Dung Quất mời 15 quỹ mua cổ phần
Nhà máy lọc dầu Dung Quất được cổ phần hóa trong bối cảnh giá dầu thấp và doanh thu, lợi nhuận đều giảm mạnh.
Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất được định giá 3,2 tỷ USD.
Ngày 31/5/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Quyết định số 1938 về việc xác định giá trị BSR, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để cổ phần hóa.
Theo đó, giá trị doanh nghiệp của BSR tại thời điểm ngày 31/12/2015 là 72.879 tỷ đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD. Trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 44.934 tỷ đồng.
Việc xác định giá trị doanh nghiệp là căn cứ để Công ty TNHH một thành viên Lọc Hóa dầu Bình Sơn thực hiện các công việc tiếp theo để cổ phần hóa.
Đây là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa.
Dự kiến BSR sẽ IPO trong quý IV năm nay và sẽ chào bán khoảng 5 – 6% cổ phần. Ngoài ra, BSR tiếp tục chào bán cho các nhà đầu tư định danh và nhà đầu tư chiến lược để đầu tư phát triển phân khúc hóa dầu và chế biến sâu.
Công ty BSR, đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam được đầu tư khoảng 3 tỷ USD.
Với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, nhà máy hiện đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lọc – hóa dầu trong nước. Các sản phẩm chính gồm: Propylene, polypropylene, khí hóa lỏng, xăng RON 92 và 95, xăng E5/E10, nhiên liệu phản lực JET A1, dầu hỏa, dầu Diesel, dầu nhiên liệu và lưu huỳnh.
Sản lượng sản xuất luỹ kế của BSR từ khi Nhà máy đi vào hoạt động đến 5 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 47 triệu tấn với tổng doanh thu gần 40 tỷ USD.
Trong hai năm 2015 và 2016, tổng lợi nhuận của BSR đạt gần 500 triệu USD. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 17%.
Tuy nhiên bối cảnh giá dầu thấp những năm qua khiến doanh thu và lợi nhuận của nhà máy cũng đi xuống. Cụ thể, năm 2016, BSR đạt doanh thu trên 73.000 tỷ đồng, giảm 23% so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế 4.753 tỷ đồng, giảm hơn 26%.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất được cổ phần hóa trong bối cảnh giá dầu thấp và doanh thu, lợi nhuận đều giảm mạnh.
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.