Nhầm lẫn trong truyền thông chính sách

Nhật Hạ Chủ nhật, 27/11/2022 - 11:26

Từ trước đến nay vẫn có sự nhầm lẫn là báo chí làm công tác truyền thông nên chính quyền các cấp không làm công việc này, không cung cấp thông tin cho báo chí, cũng thiếu cả việc đặt hàng từ nhà nước cho báo chí.

Truyền thông chính sách là phần quan trọng trong hoạt động truyền thông của Đảng, Nhà nước, trong đó có truyền thông của Chính phủ, có vai trò hết sức quan trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Theo đó, công tác truyền thông phải đến được với người dân. Truyền thông chính sách tốt là giải pháp quan trọng để đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống và mang hơi thở cuộc sống vào quá trình xây dựng chính sách.

Điều này sẽ gia tăng hiệu quả, hiệu lực của chính sách. Thủ tướng cho biết, trên thực tế, một số chủ trương chính sách đúng đắn, nếu làm truyền thông không tốt sẽ không tạo đồng thuận cao trong xã hội.

Hay khi có ý tưởng tốt, mang lại hiệu quả cao, nhưng truyền thông không tốt thì cuối cùng cũng không làm được. Tinh thần là phải làm được, nói được thì mới tốt. Muốn vậy phải thông qua truyền thông.

Theo đó, thông qua truyền thông, phản ánh của dư luận về một số chính sách không phù hợp, các cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu, tìm hiểu để kịp thời điều chỉnh, tránh gây bức xúc trong dư luận và người dân.

“Làm tốt công tác truyền thông chính sách sẽ mở ra những nguồn lực lớn, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong xây dựng, thực hiện các chính sách” Thủ tướng nhấn mạnh tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về truyền thông chính sách ngày 24/11.

Đang có sự nhầm lẫn trong truyền thông chính sách từ trước đến nay
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

Do vậy, truyền thông chính sách là khâu quan trọng trong quá trình ban hành chính sách. "Một trong những mục tiêu của truyền thông phải là xây dựng được niềm tin của người dân", Thủ tướng nêu rõ. Muốn có niềm tin thì phải nói đi đôi với làm.

Tuy nhiên, muốn truyền thông thì phải có chất liệu, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi tiêu cực. Công tác truyền thông chính sách cần được tiến hành khoa học, bài bản. "Làm truyền thông giỏi phải dựa trên khoa học, có tính nghệ thuật, linh hoạt, sáng tạo, chủ động".

Thủ tướng cho rằng thời gian qua, công tác truyền thông chính sách còn nhiều bất cập. Nhận thức của các cấp, ngành về công tác này còn chưa tương xứng với nhiệm vụ.

Trong đó có tình trạng ‘ngại’ cung cấp thông tin, chất liệu cho truyền thông chưa được chuẩn bị tốt, đầy đủ, kịp thời. Một số chủ trương, chính sách đúng nhưng chưa truyền thông tốt, người dân chưa hiểu hết nên thực hiện còn khó khăn.

Nhấn mạnh việc không để xảy ra khủng hoảng truyền thông, Thủ tướng cho biết, vừa qua, xử lý một số hành vi, việc làm không đúng pháp luật liên quan đến vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, một số tổ chức tín dụng yếu kém, vấn đề này không thể không xử lý bởi càng để lâu càng ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân.

"Chúng ta truyền thông tốt để tạo niềm tin thì mọi người thấy rằng làm thế là đúng và phải làm, không làm không được, xử lý người sai để bảo vệ người đúng, Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân trong bất cứ hoàn cảnh nào", Thủ tướng nhấn mạnh.

Việc chưa làm được có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ quản lý Nhà nước và phải được chỉ rõ để khắc phục, củng cố niềm tin cho người dân. Bên cạnh đó, cương quyết xử lý người lợi dụng "tát nước theo mưa", làm lung lay niềm tin của người dân.

Chỉ ra nguyên nhân của bất cập, Thủ tướng cho rằng, cấp uỷ, chính quyền, nhất là người đứng đầu một số cơ quan, bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm, chưa có nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của truyền thông chính sách.

Đầu tư cho cơ sở vật chất, nhân lực chưa xứng tầm với công tác này. Việc đánh giá, sơ kết, tổng kết chưa thực sự được coi trọng, nên có những mặt làm tốt chưa được nhận rộng, khắc phục hạn chế yếu kém còn chậm so với yêu cầu.

Đánh giá cụ thể hơn về việc truyền thông chính sách hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng từ trước đến nay vẫn có sự nhầm lẫn là báo chỉ làm công tác truyền thông. Vì thế, chính quyền các cấp không làm công việc này và dẫn đến hay xảy ra khủng hoảng truyền thông của các cấp chính quyền.

Bên cạnh đó, việc chủ động tiếp xúc, cung cấp thông tin cho báo chí vẫn được coi là việc "khó", tâm lý cán bộ ngại tiếp xúc với báo chí khá phổ biến ở nhiều bộ ngành, địa phương, dẫn đến việc báo chí gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn thông tin chính thống để giải thích chính sách.

Bộ trưởng Hùng khẳng định: “Báo chí là phương tiện truyền thông. Còn công tác truyền thông là việc của chính quyền các cấp. Công tác truyền thông bao gồm việc đưa thông tin gì ra cho báo chí, lập kế hoạch truyền thông, bố trí ngân sách cho truyền thông”.

Đang có sự nhầm lẫn trong truyền thông chính sách từ trước đến nay 1
Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông. Ảnh: Nhật Bắc

Hiện nay, báo chí khi làm tuyên truyền thì thiếu thông tin từ chính quyền, cũng thiếu cả việc đặt hàng từ chính quyền. Tức là, báo chí thiếu cả thông tin và ngân sách để làm tuyên truyền.

Nếu gộp lại cả báo đài tự chủ và chưa tự chủ tài chính, ngân sách nhà nước chỉ chiếm 23% tổng thu thường xuyên của báo đài, 77% còn lại là do báo, đài thu từ dịch vụ. Vậy nên, cái dạ dày của báo chí đang được thị trường nuôi tới 77%.

Nhưng vấn đề hiện nay là phần thu dịch vụ của báo chí, nhất là từ quảng cáo, ngày càng bị mất vào tay các nền tảng xuyên biên giới. 80% quảng cáo trực tuyến đã mất vào tay các nền tảng này, báo chí của chúng ta chỉ còn 20%.

Nếu xét toàn bộ thị trường quảng cáo trên các loại phương tiện truyền thông, báo chí chỉ còn 40%. Nguồn thu đang bị suy giảm mạnh, báo chí đang khó khăn, và vì thế mà cần hơn nữa đặt hàng từ nhà nước cho báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ.

Theo ông, chính quyền các cấp phải có bộ phận chuyên trách làm công tác truyền thông. Chính quyền các cấp cần có ngân sách dành riêng cho truyền thông, cả chi thường xuyên và chi đầu tư.

“Tăng thêm cho truyền thông 0,2% ngân sách trong lúc này là cần thiết để báo chí cách mạng nâng cao năng lực cạnh tranh, cả về hạ tầng công nghệ và nhân lực", Bộ trưởng Hùng đề nghị.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nhìn nhận, trên thực tế chưa có khoản "mũ" cho hoạt động chi ngân sách riêng cho hoạt động truyền thông chính sách. Bộ Tài chính sẽ tiếp thu vấn đề này trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước.

Việc đặt hàng truyền thông chính sách trên thực tế đã có, nhưng chưa đủ, hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu do ngân sách nhà nước còn eo hẹp. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan để tăng nguồn ngân sách Nhà nước đối với các cơ quan truyền thông chính sách của Chính phủ.

Việc gặp khó khăn về nguồn lực đầu tư đang khiến báo chí chính thống đang gặp khó khăn để thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để sản xuất và đưa nội dung báo chí lên chiếm lĩnh, lan tỏa rộng trên không gian mạng.

Các mạng xã hội xuyên biên giới, với công nghệ hiện đại, tài chính dồi dào và lượng người dùng áp đảo đang chiếm ưu thế trong việc kiểm soát phân phối thông tin dựa trên phân tích dữ liệu người xem và các thuật toán để gợi ý nội dung phù hợp đến từng người sử dụng.

Nguyên Cục trưởng Thông tin đối ngoại: 'Truyền thông chính sách là vấn đề sống còn'

Nguyên Cục trưởng Thông tin đối ngoại: 'Truyền thông chính sách là vấn đề sống còn'

Leader talk -  6 năm
Theo ông Lê Văn Nghiêm, nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, truyền thông chính sách là vấn đề sống còn, phía sau khủng hoảng truyền thông là khủng hoảng chính trị, lòng tin của người dân.
Nguyên Cục trưởng Thông tin đối ngoại: 'Truyền thông chính sách là vấn đề sống còn'

Nguyên Cục trưởng Thông tin đối ngoại: 'Truyền thông chính sách là vấn đề sống còn'

Leader talk -  6 năm
Theo ông Lê Văn Nghiêm, nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, truyền thông chính sách là vấn đề sống còn, phía sau khủng hoảng truyền thông là khủng hoảng chính trị, lòng tin của người dân.
Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là thị trường đầy tiềm năng

Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là thị trường đầy tiềm năng

Tài chính -  2 năm

Bộ Tài chính tin rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn là thị trường tiềm năng khi nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong thời gian tới cho phát triển sản xuất kinh doanh là rất lớn.

Thông điệp từ Chính phủ về các giải pháp cho trái phiếu doanh nghiệp

Thông điệp từ Chính phủ về các giải pháp cho trái phiếu doanh nghiệp

Tài chính -  2 năm

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái sẽ chỉ đạo rà soát, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Chuyên gia kinh tế: Nhà đầu tư sẽ hưởng lợi khi trái phiếu doanh nghiệp được thanh lọc

Chuyên gia kinh tế: Nhà đầu tư sẽ hưởng lợi khi trái phiếu doanh nghiệp được thanh lọc

Tài chính -  2 năm

Nhà đầu tư sẽ có cơ hội lựa chọn sản phẩm tốt, hiệu quả hơn sau các đợt thanh lọc, nhờ đó, thị trường trái phiếu chắc chắn sẽ phát triển bền vững hơn, theo ý kiến các chuyên gia kinh tế.

Hàn Quốc, Trung Quốc kích hoạt quỹ bình ổn trái phiếu doanh nghiệp

Hàn Quốc, Trung Quốc kích hoạt quỹ bình ổn trái phiếu doanh nghiệp

Tài chính -  2 năm

Sau vụ vỡ nợ của công ty giải trí Legoland, Hàn Quốc sẵn sàng đưa ra các biện pháp chính sách để hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường tiền tệ có nhiều biến động.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Tiêu điểm -  3 giờ

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  4 giờ

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  5 giờ

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  5 giờ

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Đọc nhiều