Tiêu điểm
Nợ công sẽ tăng thêm hơn 75 tỷ USD trong 3 năm tới
Riêng năm nay, Chính phủ dự kiến vay hơn 27 tỷ USD gồm vay trong nước gần 23 tỷ USD và vay nước ngoài 4 tỷ USD.
.jpg)
Theo chương trình quản lý nợ công vừa được phê duyệt, Chính phủ sẽ vay khoảng 1.738,4 nghìn tỷ đồng (khoảng 75,5 tỷ USD) trong giai đoạn 2021 – 2023, trong đó vay cho ngân sách trung ương khoảng 1.604,0 nghìn tỷ đồng, vay về cho vay lại khoảng 134,4 nghìn tỷ đồng.
Bộ Tài chính được giao chủ động kỳ hạn phát hành, gắn công tác phát hành với tái cơ cấu danh mục nợ và phát triển thị trường trái phiếu chính phủ. Đồng thời chủ động bố trí nguồn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ.
Về bảo lãnh chính phủ, Thủ tướng yêu cầu khống chế mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm với 2 ngân hàng chính sách gồm Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Đồng thời hạn chế cấp bảo lãnh mới cho doanh nghiệp vay trong nước, nước ngoài; hạn mức bảo lãnh vay trong nước, nước ngoài hàng năm bảo đảm tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ không vượt quá tốc độ tăng GDP năm trước.
Về vay, trả nợ của chính quyền địa phương, khống chế hạn mức bội chi và nợ của chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015. Theo đó, bội chi ngân sách địa phương khoảng 0,2% GDP hàng năm. Nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương khoảng 18,4 nghìn tỷ đồng.
Về hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn tối đa 18 - 20%/năm; hạn mức vay ròng trung, dài hạn hàng năm tối đa khoảng 6,35 - 7 tỷ USD, bảo đảm chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép.
Riêng năm 2021, Chính phủ có kế hoạch vay hơn 624.000 tỷ đồng gồm vay trong nước khoảng 527.000 tỷ và vay nước ngoài gần 97.000 tỷ đồng. Trong đó, vay để cân đối ngân sách trung ương gần 680.000 tỷ đồng (vay để bù đắp bội chi 319.000 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc 261.000 tỷ đồng) và vay về cho vay lại 44.500 tỷ đồng.
Đồng thời, trong năm nay, Chính phủ dự kiến trả nợ 394.500 tỷ đồng, trong đó số nợ trực tiếp là hơn 366.200 tỷ và trả nợ các dự án cho vay lại là 28.300 tỷ đồng.
Chính quyền địa phương năm nay dự kiến vay từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và nguồn khác khoảng 28.800 tỷ đồng. Trả nợ của chính quyền địa phương là 6.662 tỷ đồng (trả nợ gốc 3.997 tỷ và trả lãi 2.665 tỷ đồng).
Với khoản vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, thì doanh nghiệp được vay trung, dài hạn tối đa 6,35 tỷ USD theo phương thức tự vay, tự trả; tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn khoảng 18-20% so với dư nợ tại thời điểm 31/12/2020.
Từ năm 2016 - 2020, tỷ lệ nợ công so với GDP giảm từ 63,7% xuống còn 55,3%. So với mức trần Quốc hội cho phép là 65% GDP thì áp lực gánh nặng nợ công được đánh giá giảm khá nhiều.
Để cân đối nợ quốc gia, trong năm 2020, Chính phủ đã chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp bội chi và trả nợ gốc phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước. Theo đó, đã phát hành khoảng 333.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ để bù đắp bội chi và trả nợ gốc.
Chính phủ cũng huy động vốn trung và dài hạn và không vay thêm từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, góp phần củng cố xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Nhờ đó, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm gồm Moody’s, S&P và Fitch đồng loạt nâng triển vọng lên tích cực kể từ khi Covid-19 bùng phát.
S&P nâng triển vọng tín nhiệm Việt Nam lên tích cực
Rủi ro nợ công hiện hữu sau đại dịch
Tuy tỷ lệ nợ công trên GDP thấp hơn mức trần do Quốc hội đặt ra, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, rủi ro khủng hoảng nợ công là hoàn toàn hiện hữu, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến thâm hụt ngân sách tăng cao.
Moody’s: Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ giúp Việt Nam ổn định nợ công
Tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Service mới đây cho rằng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam (xếp hạng Ba3) sẽ được tiếp tục trong vài năm tới, giúp tình hình nợ công ổn định.
Quốc hội thông qua Luật Quản lý nợ công
85,74% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) tại phiên họp toàn thể của kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XIV.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Chính phủ nói không với tăng trần nợ công
Phó Thủ tướng phát biểu trong phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tại Quốc hội về công tác quản lý thuế, hải quan, nợ công...
Vươn mình trong hội nhập quốc tế
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". TheLEADER trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư.
Mỹ áp thuế 46%, Thủ tướng lập tổ phản ứng nhanh, giữ mục tiêu GDP hơn 8%
Sau khi Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh và khẳng định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên vào năm 2025 không thay đổi.
PV GAS 'áp sát' kho LNG tỷ đô tại Hà Tĩnh
PV GAS đang tiến gần hơn tới dự án kho LNG Bắc Trung Bộ tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư hơn 26.735 tỷ đồng.
Nhận diện những rủi ro với kinh tế Việt Nam 2025
Kinh tế Việt Nam 2025 dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng đối mặt nhiều rủi ro trước những bất ổn toàn cầu.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Nhiều chính sách mới đáng chú ý liên quan đến đất đai, đầu tư công, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước, kiểm định chất lượng giáo dục... bắt đầu được áp dụng từ tháng 4/2025.
Dragon Capital: Doanh nghiệp niêm yết ít bị ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thuế quan mới của Mỹ
Đại diện Dragon Capilal nhìn nhận các doanh nghiệp xuất khẩu niêm yết sẽ không quá ảnh hưởng bởi các chính sách thuế quan mới của ông Donald Trump.
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm: Hấp lực mới của thị trường bán lẻ
Xu hướng bán lẻ hiện đại tập trung vào các tổ hợp quy mô lớn, tích hợp mua sắm, ẩm thực, giải trí và sự kiện, thu hút lượng khách ổn định. Mô hình này không chỉ tối ưu hóa hoạt động kinh doanh mà còn nâng tầm trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành bán lẻ.
SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất
SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.
Vươn mình trong hội nhập quốc tế
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". TheLEADER trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư.
Mỹ áp thuế 46%, Thủ tướng lập tổ phản ứng nhanh, giữ mục tiêu GDP hơn 8%
Sau khi Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh và khẳng định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên vào năm 2025 không thay đổi.
Kinh tế trưởng SSI: 46% chưa phải mức thuế chính thức Mỹ áp với Việt Nam
Mức thuế 46% mà Mỹ áp đối với Việt Nam là mức trần để đàm phán, sau đó có thể giảm xuống, chứ không phải đã cố định và áp dụng mãi mãi.
Standard Chartered Marathon di sản Hà Nội công bố mùa giải 2025
Giải chạy Standard Chartered Hanoi Marathon heritage race mùa giải 2025 vừa chính thức khởi động với nhiều điểm mới, hướng tới sự phát triển bền vững cùng cộng đồng.