Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho biết ông sẽ cân nhắc lại Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu như Mỹ có thể đạt được một thỏa thuận "đáng kể hơn". Thế nhưng mọi việc giờ đã quá muộn để quốc gia này có thể đàm phán một thỏa thuận mới.
Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump luôn lên án Hiệp định TPP. Ảnh: Twitter
Tại buổi phỏng vấn với CNBC trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới đang được diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ), ông Donald Trump cho biết: "Tôi sẽ cân nhắc tham gia TPP nếu chúng tôi có thể tạo ra một thỏa thuận tốt hơn đáng kể. Thỏa thuận hiện nay là một điều khủng khiếp và cấu trúc của nó cũng như vậy. Nếu chúng tôi có thể tạo ra một thỏa thuận tốt hơn, tôi sẽ tham gia vào TPP".
Theo thiết kế ban đầu, TPP là thỏa thuận giữa 12 quốc gia, bao gồm Mỹ và các nước khu vực rìa Thái Bình Dương với một phần mục đích chống lại sự thống trị ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại khu vực châu Á.
Tuy nhiên, khi trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ sau thời Obama, ông Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận này vì cho rằng thỏa thuận sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tại đây di chuyển việc làm sang các quốc gia có mức lương thấp hơn.
Thời điểm hiện tại rõ ràng đã quá muộn để ông Trump có thể nghĩ về việc tái định hình TPP. Đầu tuần này, 11 quốc gia còn lại của TPP đã đạt được sự đồng thuận kí kết hiệp định mà không cần có sự tham gia của Mỹ. Nhật Bản và Úc đang trở thành những nhà lãnh đạo đầy sức ảnh hưởng của thỏa thuận sửa đổi.
Theo dự kiến, thỏa thuận sửa đổi của TPP giữa 11 quốc gia thành viên còn lại trừ Mỹ sẽ được kí kết vào ngày 8/3 tới.
Ngay từ khi còn là ứng cử viên cho vị trí tổng thống Mỹ, ông Trump đã liên tục lên án TPP và gọi đây là một “thỏa thuận khủng khiếp”.
Chiến dịch chủ nghĩa bảo hộ của ông Trump trong suốt thời gian tranh cử đã đổ lỗi cho các hiệp định thương mại về việc gây ra tình trạng mất việc làm cũng như khiến các doanh nghiệp di chuyển sang các quốc gia khác.
Ông Trump cũng lên tiếng đưa ra lợi ích của các thỏa thuận thương mại song phương so với các hiệp định đa phương. "Tôi thích sự song phương hơn bởi trong trường hợp có vấn đề, bạn có thể chấm dứt nó. Thế nhưng lựa chọn tương tự sẽ không thể đưa ra trong các hợp đồng đa phương", ông nói.
Ngoài ra, vị tổng thống Mỹ cũng nhắc lại khả năng chấm dứt Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) nếu như Mỹ không thể đạt được một thỏa thuận tốt hơn trong các cuộc đàm phán tới.
11 nước thành viên của Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), tên gọi mới là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ được ký kết vào tháng 3/2018, theo Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.