Tiêu điểm
Parkson Việt Nam xin phá sản, rút khỏi Việt Nam
Khó khăn về tài chính trong môi trường kinh doanh nhiều thách thức liên quan đến Covid-19 là lý do chính khiến Parkson Việt Nam quyết định đóng cửa.
Công ty TNHH Parkson Retail Asia trong thông báo mới phát đi cho biết, công ty con mà doanh nghiệp này nắm giữ 100 vốn là Công ty TNHH Parkson Việt Nam nộp đơn xin phá sản lên Tòa án nhân dân TP.HCM ngày 28/4/2023.
Thông báo cho biết thêm Parkson Việt Nam đã có nhiều năm thua lỗ, và những khoản lỗ đáng kể được cộng dồn trong những năm gần đây, do môi trường kinh doanh đầy thách thức dưới hậu quả của đại dịch Covid-19.
“Đặc biệt, việc thiếu sự hỗ trợ từ chủ mặt bằng (chẳng hạn như giảm tiền thuê, hay giảm giá thuê không đáng kể) trong thời gian đóng cửa do Covid-19 khi hoạt động của các cửa hàng của Parkson Việt Nam bị hạn chế, đã ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính. Thuế đất cao cũng đã gây thêm khó khăn về tài chính cho Parkson Việt Nam”, công ty này cho hay.
Do đó, công ty mẹ đánh giá và xác định rằng, tiếp tục hoạt động tại Việt Nam sẽ không còn khả thi. Hội đồng quản trị của Parkson Việt Nam cũng đánh giá rằng nộp đơn phá sản là phương án tốt nhất.
Việc đóng cửa hoạt động tại Việt Nam cũng phù hợp với định hướng tập trung vào hoạt động tại Malaysia của Parkson Retail Asia. Triển vọng của thị trường này được tập đoàn đánh giá cao nhờ việc cải thiện tâm lý người tiêu dùng, và số lượng khách du lịch nước ngoài ngày càng tăng.
Tuy nhiên, thủ tục này cũng cần phải được chấp thuận từ các cơ quan có thẩm quyền có liên quan tại Việt Nam.
Thông báo cho biết thêm sẽ chỉ có thể xác định chính xác các ảnh hưởng đến tình hình tài chính từ việc công ty con phá sản tự nguyện đối với toàn tập đoàn cho năm tài chính 2023 sau khi được cấp thủ tục phá sản.
Theo luật pháp Việt Nam, trách nhiệm pháp lý của Parkson Việt Nam sẽ thuộc về, và chỉ giới hạn ở Parkson Việt Nam, và không mở rộng sang công ty mẹ hay các công ty con khác trong hệ thống.
Do đó, khả năng rủi ro tối đa của Parkson Retail Asia do việc phá sản tự nguyện của Parkson Việt Nam gây ra chỉ nằm ở phần vốn góp vào Parkson Việt Nam. Trong báo cáo tài chính kiểm toán, Parkson Asia Retail đã ghi nhận khoản lỗ do phần vốn góp vào Parkson Việt Nam.
Năm 2005, Parkson chính thức gia nhập thị trường Việt Nam, mở đầu bằng trung tâm thương mại Parkson Saigon Tourist Plaza, và sau đó nâng số lượng lên 10 trung tâm thương mại vào thời điểm đỉnh cao nhất.
Sau khoảng 10 năm, Parkson đóng cửa 3 trung tâm, bao gồm 2 trung tâm ở Hà Nội và 1 ở TP.HCM. Năm 2018, doanh nghiệp này đóng tiếp 1 trung tâm nữa. Dù vậy, những năm sau này, việc kinh doanh cũng không mấy thuận lợi khi liên tiếp ghi nhận lỗ.
Đầu tư trung tâm thương mại hạ nhiệt
Doanh nghiệp bất động sản trước áp lực trả nợ cuối năm
Trước áp lực trả nợ vẫn ở mức cao, khả năng thanh toán của các công ty bất động sản được kỳ vọng cải thiện nhờ thị trường hồi phục và pháp lý được tháo gỡ.
Người trẻ chinh phục ước mơ từ những kết nối tài chính
Nhằm hỗ trợ khách hàng vững bước trên hành trình tài chính, SeABank đã phát triển những giải pháp, sản phẩm đa dạng, phù hợp cho từng phân khúc.
Việc làm 2025: Cơ hội tăng, lương tăng
Các tín hiệu của tăng trưởng kinh tế năm 2024 tiếp tục khả quan đang khiến nhiều người lao động lạc quan hơn về triển vọng việc làm và thu nhập năm 2025.
Dự án chống ngập nghìn tỷ: Hy vọng hồi sinh từ quyết tâm chống lãng phí
Quyết tâm chống lãng phí đang thổi luồng sinh khí mới, mang lại hy vọng cho dự án chống ngập nghìn tỷ ở TP. HCM thoát khỏi tình trạng 'dậm chân tại chỗ'.
LPBank đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi ‘Dữ liệu với cuộc sống’
Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của LPBank là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ.
CFO Việt Nam và Học viện Tài chính thúc đẩy hợp tác toàn diện
Chiều 3/12/2024, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam (CFO) đã đến thăm và làm việc với Học viện Tài chính nhằm thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên.
Dragon Capital rót hàng nghìn tỷ đồng vào các hãng chứng khoán
Hàng nghìn tỷ đồng đã được Dragon Capital rót vào các “tên tuổi” lâu năm trong ngành chứng khoán thông qua các kế hoạch hợp tác về kinh doanh, tăng vốn điều lệ.