Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Thị trường bất động sản đang bùng nổ, với các cao ốc, khu đô thị mọc lên như nấm, nhưng quản lý thế nào để mang tránh được tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư, kiến tạo môi trường sống văn minh lại là thách thức không hề nhỏ.
Chung cư không dễ xây mà cũng không dễ quản
Nhìn bề ngoài, quản lý bất động sản chỉ là những công việc tay chân đơn giản như lễ tân, bảo vệ và vệ sinh. Nhưng thâm nhập sâu mới thấy, đây là lĩnh vực đầy thách thức, mỗi loại hình bất động sản lại có quy trình quản lý và yêu cầu dịch vụ khác nhau. Đặc biệt, ở một thị trường mà người dân mới bắt đầu làm quen với việc ở trong các khu dân cư và chấp nhận trả phí quản lý như tại Việt Nam thì càng dễ nảy sinh các vấn đề phức tạp trong quá trình quản lý.
Chỉ cần một bức xúc nhỏ của cư dân, như bóng điện bị cháy hay đường ống nước bị tắc nhưng không được nhân viên kỹ thuật hỗ trợ kịp thời, cũng rất dễ trở thành “đốm lửa” làm bùng phát các tranh chấp khác. Việc thiếu chuyên nghiệp về quản lý là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp trong các khu chung cư diễn ra rất phổ biến, từ tranh chấp sở hữu chung – riêng cho đến phí quản lý. Có dự án bị bỏ bê khâu quản lý, dẫn đến tình trạng lộn xộn, mất vệ sinh, trang thiết bị xuống cấp và giá trị bất động sản cũng vì thế giảm đi.
Quản lý mỗi toà nhà hay cả khu đô thị cũng phức tạp giống quản lý một thành phố thu nhỏ, trong đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi các kỹ năng vận hành, bảo trì bảo dưỡng khác nhau, nhu cầu của cư dân cũng rất đa dạng mà thoả mãn được cũng khó như “làm dâu trăm họ”. Vì thế, công tác quản lý và vận hành dự án ngày càng đòi hỏi bài bản và chuyên nghiệp và dự án càng cao cấp thì quản lý càng thách thức.
Để vận hành dự án, chủ đầu tư có thể tự lập ban quản lý hoặc thuê công ty quản lý bên ngoài. Những chủ đầu tư lớn như Vingroup, Phú Mỹ Hưng hay Ciputra đã tự quản lý và vận hành thành công những dự án lớn. Trong khi đó, một số khác lại lựa chọn các công ty quản lý nước ngoài như Savills hoặc CBRE để vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Gần đây, một số công ty quản lý trong nước nhanh chóng tiếp thu quy trình của nước ngoài và có khả năng quản lý những dự án lớn, thậm chí giành được hợp đồng quản lý cả những dự án do nhà đầu tư nước ngoài xây dựng như Mulberry Lane và Park City.
“Nhưng dù là tự quản lý hay thuê ngoài, dù là công ty trong nước hay công ty quản lý nước ngoài, thì mấu chốt của quản lý bất động sản là con người,” giám đốc một công ty quản lý bất động sản khá lớn nhận định.
Theo vị giám đốc này, quản lý bất động sản là nhằm cung cấp không gian sống và hoạt động cho cư dân. Mà yêu cầu về chất lượng dịch vụ của con người lại thường phi giới hạn và đem đến sự hài lòng cho cư dân là thách thức lớn nhất đối với nhà quản lý. Hơn nữa, quản lý bất động sản là một chuỗi các bộ phận tham gia cung cấp dịch vụ, từ an ninh, làm sạch, bảo trì bảo dưỡng, lễ tân… nhưng thiếu nhân sự vận hành và bảo dưỡng kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng làm việc theo nhóm.
Một số doanh nghiệp bất động sản có chiến lược đầu tư dài hạn ngày càng coi trọng công tác quản lý bất động sản, bởi sự hài lòng của cư dân không những góp phần gia tăng giá trị bất động sản mà còn nâng cao thương hiệu của chủ đầu tư. Vì thế, ngoài việc đầu tư chỉn chu ngay từ khâu quy hoạch, thiết kế đến xây dựng thì những doanh nghiệp này cũng đầu tư mạnh cho công tác quản lý, đặc biệt là tìm kiếm đội ngũ nhân sự quản lý giỏi để đảm bảo dự án luôn vận hành ở trạng thái tốt nhất và đem đến sự hài lòng cho cư dân.
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Quan hệ Việt Nam – Singapore bước sang trang mới, giúp đầu tư và thương mại giữa hai nước đang có những tín hiệu rất tích cực.
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.