Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Do không còn chỉ tiêu phân bổ, đến năm 2030, các dự án khu công nghiệp mới tại Quảng Nam sẽ không được cấp chủ trương đầu tư.
Tỉnh Quảng Nam đang gặp khó khăn về thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong đó, các chỉ tiêu sử dụng đất đã được Thủ tướng phân bổ tại Quyết định 326 ngày 9/3/2022.
Điển hình là chỉ tiêu đất khu công nghiệp (KCN). Quảng Nam ghi nhận 14 KCN đã có quyết định chủ trương đầu tư, đã và đang triển khai với tổng diện tích khoảng 3.677ha. Trong đó, 11 KCN trên địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai (diện tích khoảng 2.960ha) và 3 KCN ngoài Khu kinh tế mở Chu Lai (diện tích khoảng 717ha).
So với chỉ tiêu sử dụng đất KCN của tỉnh được phân bổ tại Quyết định 326 thì đến năm 2025 (2.525 ha), còn thiếu khoảng 1.150ha.
Giai đoạn đến năm 2030, tỉnh Quảng Nam dự kiến phát triển thêm 5 KCN (các dự án này đã có nhà đầu tư đăng ký và đang được thẩm định, lập hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư gồm: KCN cơ khí ô tô Trường Hải mở rộng (115ha), KCN Nam Thăng Bình (khoảng 499ha), KCN Bắc Thăng Bình (khoảng 246ha), KCN Phú Xuân (108 ha), KCN Tam Anh 3 (180 ha).
Hiện có các nhà đầu tư đăng ký lập hồ sơ, thủ tục, trình Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng và KCN Nam Thăng Bình.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ Kế hoạch và đầu tư thì điều kiện đáp ứng là phải đảm bảo đủ chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất mới xem xét, trình cấp chủ trương đầu tư cho dự án. ‘Do thiếu chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp được phân bổ nên các dự án này chưa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét.’, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết.
Để đảm bảo nhu cầu sử dụng đất KCN cho phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh đến năm 2030, làm cơ sở thực hiện thủ tục đề xuất dự án đầu tư các KCN trong thời gian đến, hoàn thiện quy hoạch tỉnh trình Chính phủ phê duyệt…, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn (hồi tháng 6/2022) đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, trình Thủ tướng chấp thuận điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất công nghiệp của tỉnh phân bổ tại Quyết định 326.
Cụ thể nội dung như sau: tăng chỉ tiêu sử dụng đất KCN của tỉnh đến năm 2030 từ 3.524ha lên 11.944 ha (tăng 8.420 ha); tăng chỉ tiêu sử dụng đất KCN đến năm 2025 từ 2.525 ha lên 5.324 ha (tăng 2.799 ha).
Về kiến nghị trên, tháng 7/2022 Bộ Tài nguyên và môi trường đã phản hồi. Trong đó có nội dung: “…căn cứ Điều 3 Quyết định 326/QĐ-TTg, trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có nhu cầu sử dụng đất phát sinh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh phù hợp với quy định hoặc trình Quốc hội xem xét tổng hợp khi điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2026 - 2030) vào năm 2024".
Tuy nhiên, tỉnh Quảng Nam cho biết, vướng mắc hiện nay là quá trình triển khai thực hiện Dự án đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN có diện tích từ 200 - 500 ha, để bồi thường, GPMB phải mất từ 5-7 năm mới hoàn thiện và giao đất cho nhà đầu tư.
Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào tỷ lệ giao đất để xác định chỉ tiêu phân bổ đất công nghiệp và yêu cầu: "trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có nhu cầu sử dụng đất phát sinh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh phù hợp với quy định hoặc trình Quốc hội xem xét tổng hợp khi điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2026 - 2030) vào năm 2024.". Nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại căn cứ vào chỉ tiêu sử dụng đất của Thủ tướng phân bổ để làm cơ sở xem xét, tham mưu chấp thuận chủ trương đầu tư.
Trong khi đó tại tỉnh Quảng Nam, 14 dự án KCN đã được cấp chủ trương đầu tư có diện tích đất 3.528,32 ha nhưng chỉ tiêu phân bổ (tại Quyết định 326 của Thủ tướng) đến năm 2030 chỉ có 3.524 ha, điều này có nghĩa đến năm 2030, các dự án KCN mới sẽ không được cấp chủ trương đầu tư.
Trường hợp, đến năm 2024 khi điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2026 - 2030) thì mới điều chỉnh chỉ tiêu phân bổ đất KCN cho tỉnh Quảng Nam, như vậy sẽ không đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.