Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Quảng Ninh đang dồn lực đầu tư xây dựng hoàn thành khoảng 25 nghìn căn nhà ở xã hội đến năm 2030.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, chỉ tiêu giao cho tỉnh Quảng Ninh hoàn thành khoảng 18.000 căn đến năm 2023, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 8.200 căn.
Quảng Ninh đặt ra lộ trình đến 2030 sẽ đầu tư xây dựng khoảng 25.000 căn nhà ở xã hội, tăng 40% so với chỉ tiêu được giao. Riêng trong năm 2023, tỉnh tập trung triển khai 10 dự án với quy mô 7.034 căn, bằng 85% kế hoạch giai đoạn 2021-2025.
Để thực hiện mục tiêu này, Quảng Ninh đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn. Trong đó, tập trung lập kế hoạch chi tiết, đề xuất chủ trương đầu tư, hoàn thiện hồ sơ thủ tục; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, chủ trương đầu tư đối với 10 dự án nhà ở xã hội năm 2023.
Đồng thời, xây dựng kế hoạch bố trí 50.000 chỗ tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh. Các địa phương, sở, ngành đang tập trung thống kê lại số lượng khu tái định cư trong toàn tỉnh, xác định nhu cầu đến năm 2025, giai đoạn đến năm 2030, trên cơ sở đó để phân bổ chỉ tiêu cụ thể cho địa phương.
Việc lập, triển khai các kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện thành công chủ đề công tác năm 2023 của tỉnh về “nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân”.
Theo kế hoạch phát triển nhà ở của Quảng Ninh năm 2023, tỉnh sẽ xây dựng thêm khoảng hơn 3 triệu m2 sàn và 2.000 ô đất tái định cư; diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh phấn đấu đạt 28,1m2/người; diện tích nhà ở tối thiểu đạt 9,2m2/người. Tổng số dự án nhà ở do các địa phương đề xuất là 130 dự án; số dự án Sở Xây dựng đề xuất 50 dự án.
Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, trong năm 2023, Quảng Ninh còn tập trung thực hiện đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; thực hiện xoá nhà ở tạm, nhà ở dột nát trên địa bàn tỉnh.
Đối với việc thực hiện đề án phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động ngành than, khu công nghiệp; nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng về làm việc tại Quảng Ninh, Sở Xây dựng và UBND các địa phương đang tích cực đôn đốc triển khai các dự án.
Trong đó, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, khu kinh tế có bốn dự án. Dự án nhà ở xã hội phục vụ công nhân và chuyên gia KCN Đông Mai tại phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên do Tổng công ty Viglacera làm chủ đầu tư đến này đã cơ bản hoàn thành.
Dự án khu nhà ở xã hội tại phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên phục vụ công nhân, người lao động của các doanh nghiệp trong KCN Sông Khoai do Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar Việt Nam làm chủ đầu tư cũng đang được đẩy nhanh tiến độ.
Đối với dự án “Làng văn hoá công nhân Vùng mỏ” tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả đang lập điều chỉnh quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết.
Dự án nhà ở xã hội tại thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà hiện iện UBND huyện đang điều chỉnh quy hoạch chi tiết và thực hiện các thủ tục về đầu tư.
Đối với dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, hiện đã có dự án khu nhà ở xã hội thuộc khu dân cư đồi Ngân hàng, phường Hồng Hải và Cao Thắng, thành phố Hạ Long được khởi công từ 30/10/2022. Dự án do liên danh Công ty CP Tư vấn đầu tư tài chính Toàn Cầu và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội làm chủ đầu tư.
Một số dự án nhà ở xã hội tại các quỹ đất 20% trên địa bàn thành phố Hạ Long đang nghiên cứu đầu tư, gồm dự án nhà ở xã hội tại quỹ đất 20% khu đô thị phường Cao Thắng, Hà Khánh, Hà Lầm; dự án nhà ở xã hội tại quỹ đất 20% khu đô thị đường Trần Thái Tông, phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long…
Đối với nhà ở thương mại, nhà ở do người dân xây dựng, nhà ở tái định cư, theo kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh năm 2023, có khoảng 19 dự án nhà ở thương mại triển khai với tổng diện tích sản khoảng 2,1 triệu m2; xây dựng khoảng 7.000 căn nhà của người dân tự xây dựng với khoảng 800 nghìn m2 sàn.
Toàn tỉnh hiện có khoảng 24 dự án nhà ở, đất ở tái định cư với khoảng 2.000 ô đất tái định cư. Hiện các địa phương đã phê duyệt chủ trương đầu tư và đang triển khai khoảng 14 dự án tái định cư với trên 1.500 ô tái định cư.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.