Đầu tư
Quy định mới về ưu đãi đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng
Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi đầu tư, làm việc tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ về tiền thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, thuế thu nhập doanh nghiệp và xuất nhập cảnh.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 04/2018/NĐ-CP ngày 4/1/2018, quy định về cơ chế chính sách ưu đãi đối với Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Theo nghị định mới ban hành, về thuế đất, nghị định của Chính phủ quy định miễn toàn bộ thuế đất cho cả thời hạn dự án đầu tư thuê đối với đất xây dựng công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật, đất cây xanh, đất có mặt nước, công viên sử dụng công cộng theo quy hoạch chung và quy hoạch phân khu được phê duyệt, đất xây dựng công trình sự nghiệp của các tổ chức sự nghiệp công lập, đất xây dựng cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao.
Đồng thời, miễn thuế đất cho dự án xây dựng nhà ở cho chuyên gia, người lao động khi làm việc tại khu công nghệ cao và dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư (trừ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao).
Đối với ưu đãi về hoàn trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, người sử dụng đất không phải thực hiện hoàn trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng trong các trường hợp sau:
Được giao đất, không thu tiền sử dụng đất, thuê đất miễn toàn bộ tiền thuê đất trong cả thời gian thuê và đã được ban quản lý khu công nghệ cao bàn giao đất trước ngày 1/7/2014, sử dụng đất và đất có mặt nước để xây dựng công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, khu cây xanh, công viên sử dụng công cộng theo quy hoạch thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm và thuộc diện được miễn giảm tiền thuê đất nhưng có nguyện vọng không hưởng ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất, các dự án có quy mô vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên.
Về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới, doanh nghiệp thực hiện dự án nhà ở xã hội để bán cho thuê, cho mua đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghệ cao sẽ được áp dựng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời hạn 15 năm.
Được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trọng 9 năm tiếp theo. Các dự án đầu tư mới có quy mô vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng trở lên được áp dụng thuế suất ưu đãi 10 trong vòng 30 năm.
Về ưu đãi thuế nhập khẩu, nghị định quy định miễn thuế nhập khẩu hàng hoá để tạo tài sản cố định của dự án trong khu công nghệ cao bao gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất cho dự án, vật tư xây dựng trong nước chưa sản suất được. Áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.
Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước sản xuất được để sản xuất của các dự án đầu tư vào khu công nghệ cao.
Miễn thuế nhập khẩu máy móc thiệt bị phụ tùng vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, tài liệu sách khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ ươm tạo doanh nghiệp khoa hộc và công nghệ đổi mới công nghệ trong khu công nghệ cao.
Về ưu đãi tín dụng đầu tư, các doanh nghiệp tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp có thu đầu tư thuộc doanh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với ưu đãi xuất nhập cảnh, nghị định của Chính phủ quy định nhà đầu tư, chuyên gia và người lao động là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài làm việc trực tiếp tại khu công nghệ cao và thành viên gia đinh bao gồm bố mẹ vợ hoặc chồng con đẻ, con nuôi dưới 18 tuổi được xem xét cấp thị thực có giá trị xuất nhập cảnh nhiều lần với thời hạn phù hợp với mục đích xuất nhập cảnh.
Về cơ chế huy động vốn đầu tư phát triển, Ngân sách Trung ương ưu tiên bố trí đủ số vốn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố để thực hiện dự án công trình trong khu công nghệ cao và các chương trình quốc gia phát triển khu công nghệ cao.
Hàng năm trong trường hợp vượt thu ngân sách Trung ương, Chính phủ báo cáo uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu tiên hỗ trợ vốn cho khu công nghệ cao nhằm sớm đưa công nghệ cao hoàn thành đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật vào năm 2020.
Đồng thời, Chính phủ ưu tiên huy động vốn ODA cho thành phố Đà Nẵng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các dự án xây dựng công trình tiện ích công cộng cần thiết, trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ, trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.
Việc bố trí vốn đối ứng trong nước cho các dự án công trình sử dụng vốn ODA do ngân sách thành phố bảo đảm. Hàng năm, TP. Đà Nẵng tập trung bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương để hoàn thành các dự án công trình trong khu công nghệ cao theo kế hoạch được phê duyệt. Đồng thời, ban quản lý khu công nghệ cao Đà Nẵng được huy động vốn trong nước để đầu tư xây dựng phát triển khu công nghệ cao.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 20/2/2018.
Khu công nghệ cao Đà Nẵng thành lập vào tháng 10/2010, trên diện tích hơn 1.129ha tại hai xã Hòa Liên và Hòa Ninh thuộc huyện Hòa Vang với 7 phân khu chức năng.
Công trình nằm trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Dung Quất, nối liền các khu kinh tế trọng điểm miền Trung như: Khu kinh tế Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên - Huế), khu kinh tế Chu Lai (tỉnh Quảng Nam), khu kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi).
Đây là khu công nghệ cao đa chức năng thứ ba của cả nước sau khu công nghệ cao Hòa Lạc - Hà Nội và khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh.
Tính đến nay, Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã thu hút được 08 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 187 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2016.
Dự kiến từ nay đến cuối năm Ban quản lý khu công nghệ cao sẽ tiếp tục xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho một số dự án khác với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 270 triệu USD.
Hiện nay, Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã có hơn 300 ha đất sạch với đầy đủ hạ tầng điện, nước, viễn thông sẵn sàng phục vụ các nhà đầu tư và đang tiếp tục hoàn thiện, mở rộng diện tích giai đoạn 2 của dự án.
Tổng số vốn đầu tư cơ sở hạ tầng dự án khu công nghệ cao đến nay đạt hơn 1.900 tỷ đồng.
Thưởng Tết 2018 ở Đà Nẵng cao nhất 300 triệu đồng
Đất hiếm, vonfram, quặng bô-xít vào tầm ngắm thanh tra
Chuẩn bị thanh tra việc quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm, vonfram, bô xít tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Lai Châu, Đắk Nông và một số doanh nghiệp.
Tập đoàn TH 'cứu' san hô ở Vườn Quốc gia Cát Bà
Với sự tài trợ của Tập đoàn TH, 23 phao neo đã được thả tại Vườn Quốc gia Cát Bà, với tổng diện tích gần 34ha mặt biển được khoanh vùng bảo vệ.
Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 2025
Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 1/1/2025 với nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô, di sản văn hóa.
Vietnam Airlines được phép tăng vốn thêm 22.000 tỷ đồng
Vietnam Airlines được Quốc hội duyệt tăng vốn thêm tối đa 22.000 tỷ đồng qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Ngành điện cần thêm hàng tỷ USD để phục vụ sạc xe điện
Nhu cầu sạc xe điện sẽ gia tăng áp lực lên sản lượng điện và công suất truyền tải, đòi hỏi Việt Nam phải tăng đầu tư cho ngành điện để đáp ứng.
Tận dụng trải nghiệm số để kiến tạo tương lai vững mạnh
Trong thời đại công nghệ số, trải nghiệm số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tạo dựng nền tảng vững chắc, chinh phục khách hàng và kiến tạo tương lai vững mạnh.
Bổ sung quy định cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản
Luật Địa chất và khoáng sản sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã bổ sung nhiều quy định quan trọng nhằm siết chặt quản lý cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản.