Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Đáp ứng tăng trưởng hai con số

Thái Bình Thứ năm, 06/02/2025 - 14:48

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh hướng tới đảm bảo mục tiêu phát thải NetZero năm 2050, dự phòng cho mức tăng trưởng GDP hai con số giai đoạn 2026-2030.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được Bộ Công thương xây dựng, xin ý kiến tham vấn sau nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

Đề án lựa chọn kịch bản thực hiện chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than, khí nhằm đảm bảo mục tiêu phát thải NetZero năm 2050, quy mô nguồn điện vừa dự phòng cho phát triển kinh tế tăng tốc (tăng trưởng GDP hai con số giai đoạn 2026-2030), vừa không quá dư thừa nguồn điện.

Theo Cục Điện lực và năng lượng tái tạo luận giải, chuyển đổi nhiên liệu cho nhiệt điện than, khí sẽ ít tốn kém hơn so với việc dừng vận hành các nhà máy này khi kết thúc vòng đời.

Nhiều dự án nhiệt điện than sẽ đứng trước cơ hội tiếp tục được duy trì, vận hành khi đáp ứng đòi hỏi chuyển đổi nhiên liệu sang nguồn xanh, sạch (ảnh: Hoàng Anh)

Cụ thể, sau thời điểm năm 2030, các nhà máy nhiệt điện than như Phả Lại II, Hải Phòng, Quảng Ninh, Na Dương I, Sơn Động, Uông Bí, Formusa Đồng nai, VeDan với tổng công suất gần 4.500MW không chuyển đổi nhiên liệu do hiệu suất thấp, sẽ dừng vận hành sau 40 năm tuổi thọ theo Quy hoạch điện VIII.

Thực tế, đối chiếu dự báo phụ tải – tức sức tiêu thụ nguồn điện, việc chấm dứt vận hành nhiệt điện khi hết đời sống kinh tế có chi phí nhiên liệu hàng năm thấp hơn so với kịch bản chuyển đổi nhiên liệu, nhưng lại đòi hỏi chi phí đầu tư cao hơn.

Nguyên nhân xuất phát từ việc phải bổ sung thêm các nguồn nhiệt điện mới (chạy bằng hydrogen xanh) để đảm bảo dự phòng cho các nguồn điện năng lượng tái tạo – tức đầu tư nhiệt điện mới sẽ tốn hơn việc cải tạo để chuyển đổi nhiên liệu cho nhiệt điện than, khí.

Tuy nhiên, việc cho phép chuyển đổi sang sử dụng sinh khối, amoniac, hydro xanh đối với nhiệt điện than, khí để tiếp tục duy trì vận hành, hay đóng cửa sau khoảng 30 năm đời sống kinh tế, sẽ phải chờ đợi quyết sách cuối cùng từ cơ quan chức năng, do vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư các nguồn nhiệt điện lớn.

Nhằm đáp ứng kịch bản phụ tải điện cao, giai đoạn từ nay tới năm 2030 sẽ cần đầu tư thêm 30GW điện mặt trời, 6GW điện gió trên bờ, 12,5GW nguồn pin tích năng, 5,7GW thủy điện vừa và nhỏ, cùng một số nguồn khác. Bên cạnh đó, đề án cũng tính toán nhập khẩu thêm 3GW từ Trung Quốc và 6,8GW từ Lào.

Giai đoạn 2031-2050, do nhu cầu tiêu thụ tăng thêm 24GW dẫn tới nguồn năng lượng tái tạo và pin tích năng sẽ phát triển cao hơn nhiều so với Quy hoạch điện VIII. Bên cạnh đó, loại hình điện khí LNG cũng sẽ tăng thêm 7GW ngay trong giai đoạn 2031 - 2035 tại Bắc Bộ.

Ngoài 4.800MW điện hạt nhân đã cam kết tại Ninh Thuận, năm 2050 dự kiến sẽ đón nhận thêm 5GW loại hình này tại Bắc Trung Bộ, 8,4GW nguồn điện khí LNG kèm thu hồi, lưu trữ các-bon tại Bắc Bộ.

Đáng chú ý, tổng vốn đầu tư nguồn và lưới điện truyền tải dự kiến mỗi năm cần hơn 37 tỷ USD cho giai đoạn 2026 - 2030 – vượt xa con số 13,5 tỷ USD/năm nêu trong Quy hoạch điện VIII, và khoảng 56 tỷ USD giai đoạn 2031-2050. Mức chi phí này đặt ra thách thức lớn với ngành điện trong huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển thời gian tới.

Giải quyết vấn đề này, Bộ Công thương gợi mở cho EVN một số phương án huy động vốn nhằm phục vụ phát triển điện lực.

Để đáp ứng nhu cầu và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn, EVN được quyền huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định thông qua các hình thức: phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu cũng như vay vốn của các tổ chức tín dụng, cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp.

Đồng thời, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng được cho phép huy động vốn không sử dụng từ các công ty con có vốn điều lệ thuộc sở hữu. Ngoài ra, còn có phương án huy động vốn theo hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh, hay thông qua cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA.

Một kênh huy động hữu hiệu khác, đến từ tham gia JETP cũng đáng chú ý, khi ước tính mang về khoảng 15 - 30 tỷ USD – đóng góp 10 - 20% tổng vốn đầu tư ngành điện giai đoạn 2021 - 2030.

Đảm bảo cấp điện cho miền Bắc: Chờ 'chi viện' từ miền Trung, Nam

Theo Đề án Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, khu vực miền Bắc do hạn chế về tiềm năng xây dựng nguồn năng lượng tái tạo và điện hạt nhân nên sẽ luôn phải nhận điện từ miền Trung và miền Nam để đảm bảo cấp điện.

Tổng sản lượng điện năng từ lưới truyền tải cấp cho miền Bắc dự kiến tăng từ 11 tỷ kWh năm 2025 lên 31 tỷ kWh năm 2030 và đạt ngưỡng 100 - 111 tỷ kWh năm 2045 - 2050. Việc đảm bảo cấp điện cho miền Bắc hiện tại và tương lai sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lưới điện truyền tải.

Số liệu tính toán theo kịch bản lựa chọn, cho thấy miền Bắc luôn rơi vào tình trạng cung không đủ cầu. Đơn cử, năm 2025, dự kiến miền Bắc cần khoảng 164.000MW, trong khi tổng điện sản xuất chỉ khoảng 153.000MW – tức thiếu hụt khoảng 10.700MW. Lần lượt con số thiếu hụt điện năng các năm 2030, 2035, 2040 miền Bắc là 30.800MW, 83.600MW và 74.600MW.

Do nhu cầu phụ tải điện vùng Bắc Bộ rất lớn, trong khi tiềm năng xây dựng nguồn điện hạn chế, đề án mở ra 3 liên kết lưới điện 1 chiều Bắc Trung Bộ - Bắc Bộ, Nam Trung Bộ - Bắc Bộ, và Tây Nguyên – Bắc Bộ để xem xét khả năng xuất hiện các đường dây 1 chiều liên kết vùng từ các khu vực có tiềm năng nguồn điện lớn đến khu vực trung tâm phụ tải lớn.

Cùng với đó, đề án tính toán mở ra 4 liên kết từ Lào sang 4 vùng của Việt Nam để xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện, cũng như một liên kết lưới điện vùng Bắc Bộ với Trung Quốc được mô phỏng cố định.

Sản lượng điện truyền tải trên các giao diện liên miền từ Trung Bộ ra Bắc Bộ tăng tương đối lớn so với Quy hoạch điện VIII. Riêng hệ thống đường dây 1 chiều Trung Trung Bộ - Bắc Bộ đòi hỏi tăng thêm 10GW giai đoạn 2031 - 2050.

Thủ tướng chốt thời hạn trình Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Thủ tướng chốt thời hạn trình Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Tiêu điểm -  1 tháng

Bộ Công thương phải hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, trình Chính phủ xem xét, phê duyệt trước 28/2/2025.

Hình hài mới cho các nhà máy nhiệt điện than

Hình hài mới cho các nhà máy nhiệt điện than

Phát triển bền vững -  10 tháng

Các nhà máy nhiệt điện than lớn của Việt Nam có thể chuyển đổi sang đồng đốt sinh khối, điện khí LNG hoặc tích hợp các nguồn tài nguyên tái tạo nhờ các công nghệ tiên tiến.


Bộ Công thương chờ JETP góp sáng kiến chuyển dịch năng lượng

Bộ Công thương chờ JETP góp sáng kiến chuyển dịch năng lượng

Tiêu điểm -  5 tháng

Lãnh đạo Bộ Công thương thúc giục JETP có hành động cụ thể với cơ chế hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân.

Xuất nhập khẩu tháng 1 giảm tốc giữa biến động toàn cầu

Xuất nhập khẩu tháng 1 giảm tốc giữa biến động toàn cầu

Tiêu điểm -  13 phút

Xuất nhập khẩu Việt Nam giảm trong tháng đầu năm nay do nhu cầu suy yếu và biến động kinh tế toàn cầu, dù cán cân thương mại vẫn duy trì xuất siêu hơn 3 tỷ USD.

Định hướng của Chính phủ  nhằm tăng GDP từ 8%  trong năm 2025

Định hướng của Chính phủ nhằm tăng GDP từ 8% trong năm 2025

Tiêu điểm -  21 giờ

Nhằm hướng tới GDP tăng 8% trở lên trong năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thiện thể chế, tăng tín dụng 16%, điện năng 13%, đẩy mạnh đầu tư công từ đầu năm.

Đào tạo nhân tài cho kỷ nguyên số

Đào tạo nhân tài cho kỷ nguyên số

Tiêu điểm -  1 ngày

Lãnh đạo trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) tin rằng giáo dục là chìa khóa để mở ra tương lai cho kỷ nguyên số bền vững, thịnh vượng.

Ngành sản xuất khởi đầu năm mới chậm chạp

Ngành sản xuất khởi đầu năm mới chậm chạp

Tiêu điểm -  1 ngày

Nhu cầu yếu đã dẫn đến lượng đơn hàng mới và sản lượng ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục giảm, kéo theo cắt giảm việc làm nhiều hơn.

EVN và Petrovietnam được giao làm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

EVN và Petrovietnam được giao làm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao EVN và PetroVietnam làm chủ đầu tư hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo minh bạch và hợp tác quốc tế.

Xuất nhập khẩu tháng 1 giảm tốc giữa biến động toàn cầu

Xuất nhập khẩu tháng 1 giảm tốc giữa biến động toàn cầu

Tiêu điểm -  13 phút

Xuất nhập khẩu Việt Nam giảm trong tháng đầu năm nay do nhu cầu suy yếu và biến động kinh tế toàn cầu, dù cán cân thương mại vẫn duy trì xuất siêu hơn 3 tỷ USD.

'Chú chó nhìn thấy gì': Bài học về sự thay đổi góc nhìn

"Chú chó nhìn thấy gì": Bài học về sự thay đổi góc nhìn

Tủ sách quản trị -  22 phút

Tác phẩm "Chú chó nhìn thấy gì" của Malcolm Gladwell khám phá những góc nhìn bất ngờ về quản trị, phơi bày những quy luật ngầm và sự thật bị bỏ quên.

Dự báo thị trường lúa gạo Việt Nam năm 2025

Dự báo thị trường lúa gạo Việt Nam năm 2025

Tài chính -  2 giờ

Thị trường lúa gạo Việt Nam 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đã có khởi sắc, dự báo một năm 2025 có thể tiếp tục phát triển.

Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam

Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Cách Hà Nội khoảng 1 giờ lái xe, khách sạn Legend Valley là điểm đến hoàn hảo cho những kế hoạch vui chơi, nghỉ dưỡng và tổ chức sự kiện cuối tuần với hệ thống phòng và tiện ích đẳng cấp cùng loạt hoạt động ngoài trời phong phú, hấp dẫn.

Ảnh hưởng của DeepSeek đến các công ty công nghệ trên thế giới

Ảnh hưởng của DeepSeek đến các công ty công nghệ trên thế giới

Leader talk -  3 giờ

Sự xuất hiện của DeepSeek đã khiến các công ty công nghệ nhận ra tầm quan trọng của AI trong cuộc đua phát triển công nghệ trên thế giới.

Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh bơm thanh khoản

Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh bơm thanh khoản

Tài chính -  3 giờ

Liên tiếp ở các phiên giao dịch trước và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đã bơm hàng trăm nghìn tỷ đồng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.

5 chủ nhân giải VinFuture được vinh danh tại giải Nữ hoàng Elizabeth 2025

5 chủ nhân giải VinFuture được vinh danh tại giải Nữ hoàng Elizabeth 2025

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Các chủ nhân giải thưởng chính VinFuture 2024 vừa được được vinh danh tại giải thưởng Nữ hoàng Elizabeth về kỹ thuật 2025 danh giá vì những phát minh kiến tạo nên công nghệ học máy hiện đại.