Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Chuyển đổi nhiên liệu và điện khí hóa là những giải pháp mang tính thiết yếu trong ngành giao thông vận tải, góp phần giúp Việt Nam đạt được cam kết về phát thải ròng bằng không năm 2050.
Tại hội nghị của Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP26) ở Glasgow vào tháng 11 năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết Việt Nam sẽ đạt mục tiêu phát thải CO2 ròng bằng không vào năm 2050. Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện hàng loạt những bước đi quan trọng để giảm phát thải CO2 trong lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên, cam kết mới đánh dấu sự dịch chuyển định hướng quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế.
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2021 (EOR21) đã xem xét các định hướng phát triển ngành năng lượng, bao gồm định hướng để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không. Bên cạnh kịch bản đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không với chi phí thấp nhất, Báo cáo còn xem xét một số kịch bản khác tập trung vào các lĩnh vực hoặc chủ đề cụ thể, trong đó có ngành giao thông.
Theo Báo cáo, để có thể đạt được mục tiêu trên, ngành giao thông cần sớm hành động để chuyển đổi nhiên liệu và điện khí hóa lĩnh vực giao thông vận tải. Làm được điều này, ngành giao thông sẽ mang lại được lợi ích kép, bao gồm giảm ô nhiễm không khí và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.
Trong giai đoạn 2020-2050, dự kiến nhu cầu vận tải hành khách và vận tải hàng hóa sẽ tăng lên lần lượt là 3,5 lần và 7 lần. Để hiện thực hóa kịch bản phát thải ròng bằng không vào năm 2050, ngành giao thông nên sử dụng biện pháp điện khí hóa trực tiếp với khoảng 80% nhu cầu vận tải hành khách và 50% nhu cầu vận tải hàng hóa. Vận tải đường bộ cần được điện khí hóa gần như hoàn toàn.
Với sự chuyển đổi nhanh chóng của ngành giao thông vận tải, báo cáo khuyến nghị ngành cần nhanh chóng mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng sạc điện và phân phối điện. Theo kịch bản, những loại phương tiện như xe ô tô, xe tải lớn và xe tải nhỏ chạy điện sẽ xuất hiện từ năm 2025. Trong khi đó, những loại xe như xe máy, xe buýt và đường sắt đô thị sử dụng điện sẽ bắt đầu từ năm 2030. Và cuối cùng, tất cả những xe tải nhỏ mới sẽ chạy điện từ năm 2030, tất cả xe buýt và xe tải lớn mới sẽ sử dụng điện từ năm 2040 để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không.
Dự kiến số lượng ô tô của Việt Nam vào năm 2030 và 2050 sẽ tăng lần lượt là 3 lần và 8,5 lần so với năm 2020. Do đó, ngành giao thông cần khuyến khích dân chúng chuyển từ những phương tiện vận tải hành khách cá nhân sang phương tiện công cộng để tránh ùn tắc, ô nhiễm và tiêu hao thêm nhiên liệu.
Trong kịch bản phát thải ròng bằng không, sự kết hợp của quá trình điện khí hóa và dịch chuyển sang sử dụng nhiên liệu sinh học trong lĩnh vực giao thông vận tải sẽ giúp Việt Nam giảm 100 triệu tấn phát thải CO2 vào năm 2050.
Trong trường hợp không thể thay thế các năng lượng thông thường bằng năng lượng điện, nhiên liệu sinh học và nhiên liệu điện phân sẽ được sử dụng vào cuối giai đoạn phân tích theo lộ trình hướng tới phát thải ròng bằng không. Theo kịch bản này, điện khí hóa trực tiếp có khả năng đáp ứng được gần 2/3 nhu cầu vận tải vào năm 2050. Trong khi đó, 1/3 nhu cầu giao thông vận tải còn lại cần được đáp ứng bằng những giải pháp tốn kém hơn so với điện khí hoá trực tiếp, đó là nhiên liệu điện phân và nhiên liệu sinh học.
Đối với vận tải biển và hàng không, do hiện vẫn chưa có giải pháp thay thế điện khí hóa khả thi, vào năm 2050, nhiên liệu sinh học và nhiên liệu điện phân hiện vẫn là lựa chọn tốt nhất để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên 1.000 tỷ tấn-km.
Việc chuyển đổi phương thức vận tải hàng hóa từ xe tải sang đường sắt với nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên 700 tỷ tấn-km cũng sẽ góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng như đã cam kết.
Theo đó, ngành giao thông vận tải ở Việt Nam trong tương lai cần có lộ trình cụ thể với những chính sách cải cách mạnh mẽ, các biện pháp quyết liệt và cơ chế khuyến khích để loại bỏ dần các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong từ năm 2025.
Từ đó, Việt Nam có thể chuyển dần sang từ những phương thức vận tải cá nhân sang các phương thức vận tải công cộng, phát triển cơ sở hạ tầng sạc điện và phân phối điện, đồng thời chuyển sang vận tải hàng hóa bằng đường sắt chạy điện bắt đầu từ năm 2030.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.