Hiệp định CPTPP tiếp lửa cho xuất khẩu dệt may
Việc Hiệp định CPTPP được ký kết đã đánh dấu bước phát triển quan trọng, tạo ra cú hích lớn cho sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
Mặc dù không có sự tham gia của Hoa Kỳ, nhưng Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được kỳ vọng sẽ thay đổi hình thức hoạt động kinh doanh thương mại trên khắp khu vực.
HIệp định CPTPP sửa đổi đã được ký kết vào ngày 8/3 tại thủ đô Santiago của Chile.
Thỏa thuận được đánh giá là có vai trò quan trọng trong việc chống lại các chính sách bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ, nhất là sau khi thỏa thuận có hiệu lực trong năm nay và sớm chào đón thành viên mới.
Trong phiên bản thỏa thuận cuối cùng, nhiều điều khoản đã được sửa đổi hoặc tạm hoãn nhằm gỡ bỏ bớt rào cản thương mại giữa 11 nền kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Các thành viên của hiệp định ban đầu, trừ Hoa Kỳ, đã đạt được thoả thuận TPP 11 sau khi giữ lại hầu hết các điều khoản của hiệp định thương mại ban đầu được ký kết vào năm 2016.
Để TPP 11 chính thức có hiệu lực, ít nhất sáu quốc gia, hay một nửa số nước phải phê chuẩn văn bản. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm ký kết. 11 quốc gia thành viên hiện chiếm khoảng 15% tỷ trọng thương mại toàn cầu. Hoa Kỳ đã rút khỏi TPP vào tháng 1/2017, ngay sau khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền.
Ông Heraldo Munoz, Ngoại trưởng Chilê, cho biết TPP 11 xuất hiện "cực kỳ kịp thời" trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về khả năng nổ ra một cuộc chiến tranh thương mại sau khi chính quyền tổng thống Donald Trump tăng mức thuế quan lên thép và nhôm vào cùng ngày mà hiệp định được ký kết.
Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ công thương Việt Nam, cho biết các nước ký kết sẽ phản đối chủ nghĩa bảo hộ, và ông dự đoán các quốc gia khác cũng sẽ mong muốn tham gia hiệp định.
Tính đến thời điểm hiện tại, có ít nhất năm nền kinh tế châu Á bao gồm Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Đài Loan đã bày tỏ sự quan tâm tới việc gia nhập, bên cạnh Colombia và Anh. Các bộ trưởng phụ trách thương mại từ các thành viên của TPP đều hoan nghênh sự quan tâm gia nhập của các nền kinh tế này.
Việc Hiệp định CPTPP được ký kết đã đánh dấu bước phát triển quan trọng, tạo ra cú hích lớn cho sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
Theo chuyên gia tài chính ngân hàng – tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, tham gia ký kết hiệp định CPTPP, ngành ngân hàng tại Việt Nam sẽ không còn tình trạng mất tiền như Eximbank hay tình trạng thu phí bừa bãi như các ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam.
V-Green và Tập đoàn đa ngành Prime Group, thông qua công ty con tại UAE, công bố biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia.
Dự án phát triển vườn cam thương hiệu FVF trên diện tích tập trung lớn của Tập đoàn TH có thể xem như một điển hình về ứng dụng công nghệ hiện đại phát triển nông nghiệp xanh bền vững.
Oceanbank sẽ đổi tên và có chủ tịch, tổng giám đốc mới là nhân sự từ ngân hàng Quân đội.
Chỉ còn khoảng ba tuần, để giao dịch tài chính không bị gián đoạn, SHB một lần nữa khuyến nghị khách hàng sớm bổ sung thông tin sinh trắc học và trước ngày 31/12/2024.
PVcomBank đã tặng Bệnh viện Đa khoa Vân Đình một xe cứu thương Ford Transit đi kèm trang thiết bị y tế chất lượng cao, tổng giá trị lên tới 1,5 tỷ đồng.
Dịch chuyển tới ven đô để tận hưởng các yếu tố xanh là điều thường thấy, nhưng với những cư dân nội đô, dự án căn hộ nào sẽ là lựa chọn hàng đầu khi xu hướng bất động sản xanh là không thể đảo ngược?
Giá chung cư Hà Nội không còn tình trạng sốt nóng như nhiều tháng trước.