TS. Nguyễn Trí Hiếu: 'Hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ chuẩn mực hơn nhờ CPTPP'

Quỳnh Chi Thứ ba, 13/03/2018 - 06:51

Theo chuyên gia tài chính ngân hàng – tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, tham gia ký kết hiệp định CPTPP, ngành ngân hàng tại Việt Nam sẽ không còn tình trạng mất tiền như Eximbank hay tình trạng thu phí bừa bãi như các ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu.

Vừa qua, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được ký kết tại Chile vào ngày 9/3/2018 theo giờ Hà Nội, mở ra một cơ hội phát triển mới cho các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam, khi 11 nước thành viên có thể trao đổi buôn bán, giao dịch trong một thị trường chung. 

Đặc biệt với hiệp định CPTPP, các ngân hàng nước ngoài có thể gia nhập vào hệ thống ngân hàng của Việt Nam và hoạt động tại đây.

Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là liệu rằng hiệp định CPTPP được ký kết có tác động gì đến ngành ngân hàng của Việt Nam hay không trong bối cảnh xuất hiện lỗ hổng về quản trị tại một số ngân hàng?

Vừa qua, dư luận dậy sóng với vụ việc 245 tỷ đồng của bà C.T.B gửi tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) không cánh mà bay. Vụ việc này đã xảy ra được hơn một năm về trước nhưng mãi đến cuối tháng 2 vừa qua mới được thông tin rộng rãi sau khi có kết luận của cơ quan điều tra.

Sau vụ việc này, một khách hàng khác của Eximbank là bà B.T.L cũng đã lên tiếng với báo chí tố mất 3 lượng vàng khi gửi tại ngân hàng này trong khi Eximbank khẳng định đã chi trả số vàng này cho khách hàng từ năm 2013 nhưng quên thu lại sổ tiết kiệm.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, một người từng có hơn 30 năm kinh nghiệm trong giới ngân hàng, chủ yếu là tại Mỹ, cho biết, tại các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Hàn hay Singapore, các vụ việc như Eximbank gần như không bao giờ xảy ra vì ngân hàng của các quốc gia này làm việc rất chuẩn mực.

Ông cho biết trong trường hợp xảy ra vấn đề, phía ngân hàng sẽ có phương án xử lý kịp thời. Chẳng hạn ở Mỹ, nếu có xảy ra trường hợp mất tiền, ngân hàng sẽ ngay lập tức tạo một tài khoản phong tỏa giành cho khách hàng có giá trị bằng với số tiền bị mất. Ngân hàng sẽ ký kết với khách hàng sẽ điều tra vụ việc, nếu là lỗi của ngân hàng thì tài khoản này ngay lập tức sẽ được chuyển cho khách hàng.

Do đó, tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc ký kết hiệp định CPTPP sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng nước ngoài gia nhập vào hệ thống ngân hàng của Việt Nam và mang lại những lợi ích lớn không chỉ cho hệ thống ngân hàng mà cho cả khách hàng.

Thứ nhất, hiệp định CPTPP sẽ buộc các ngân hàng Việt Nam nâng cao chuẩn mực khi phải làm việc theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, niềm tin của khách hàng vào các ngân hàng cũng sẽ gia tăng khi các ngân hàng nước ngoài làm việc rất bài bản, chuẩn mực, và luôn tôn trọng khách hàng.

Ngoài ra, nếu ngân hàng nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam, phí ngân hàng sẽ được cắt giảm. Ông cho biết, tại các nước phát triển, chẳng có ngân hàng nào áp phí mở tài khoản, phí in sao kê khi rút tiền ATM như ở Việt Nam.

Trong thời gian vừa qua, đã có không ít phản ứng gay gắt từ phía khách hàng khi ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tăng một loạt phí bao gồm tăng phí SMS Banking từ 8.800 đồng lên 11.000 đồng/tháng (đã gồm thuế GTGT). Khi chủ tài khoản Vietcombank chuyển tiền trong cùng hệ thống ngân hàng qua ứng dụng Internet Banking, Mobile Banking, trước đây được miễn phí thì nay sẽ tốn 2.200 đồng/giao dịch cho khoản tiền dưới 50 triệu đồng và 5.500 đồng/giao dịch nếu chuyển từ 50 triệu đồng trở lên.

Ngân hàng này cũng thay đổi cách tính một số loại phí theo giá trị khoản tiền giao dịch của khách hàng, theo hướng giảm phí nếu khách hàng chuyển số tiền thấp và ngược lại; đồng thời lần đầu thu phí quản lý tài khoản 2.000 đồng/tháng.

Nhiều ngân hàng khác cũng âm thầm điều chỉnh theo hướng tăng phí dịch vụ. Chẳng hạn, ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) áp dụng phí chuyển khoản nhanh qua tài khoản hoặc thẻ khác hệ thống, khác tỉnh, thành phố là 0,05% số tiền; ngân hàng TMCP Đông Á áp dụng phí chuyển khoản qua Internet Banking khác hệ thống, khác tỉnh là 22.000 đồng/giao dịch hay ngân hàng TMCP quốc tế (VIB) đã bắt đầu thu phí khá nhiều giao dịch.

Tiến sỹ Hiếu cho biết, tại các ngân hàng nước ngoài, việc chuyển khoản giữa các tài khoản trong cùng một ngân hàng sẽ không bị áp phí như ở Việt Nam.

“Việc đầu tư vào công nghệ thông tin tại các ngân hàng tốn rất nhiều chi phí, và việc thu phí là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc thu phí cần nằm trong một giới hạn nhất định để khách hàng giao dịch và đúng với chủ trương của các ngân hàng là nền kinh tế của Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế phi tiền mặt trong vòng 10 năm nữa. Nếu các ngân hàng tiếp tục tính phí như vậy, phải khoảng 20 năm nữa thì chúng ta mới thấy được nền kinh tế phi tiền mặt”, ông Hiếu nhận định.

Việt Nam ký Hiệp định CPTPP, ngành nào sẽ được lợi?

Việt Nam ký Hiệp định CPTPP, ngành nào sẽ được lợi?

Tiêu điểm -  6 năm
Tham gia CPTPP, Việt Nam không chỉ cam kết mở cửa thị trường, gỡ bỏ hàng rào thuế quan, tiếp tục tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, mà còn tiếp tục công khai và minh bạch hóa quản lý nhà nước về phát triển thị trường
Việt Nam ký Hiệp định CPTPP, ngành nào sẽ được lợi?

Việt Nam ký Hiệp định CPTPP, ngành nào sẽ được lợi?

Tiêu điểm -  6 năm
Tham gia CPTPP, Việt Nam không chỉ cam kết mở cửa thị trường, gỡ bỏ hàng rào thuế quan, tiếp tục tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, mà còn tiếp tục công khai và minh bạch hóa quản lý nhà nước về phát triển thị trường
World Bank đánh giá chi tiết tác động của hiệp định CPTPP đến kinh tế Việt Nam

World Bank đánh giá chi tiết tác động của hiệp định CPTPP đến kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  6 năm

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam.

Việt Nam ký Hiệp định CPTPP, ngành nào sẽ được lợi?

Việt Nam ký Hiệp định CPTPP, ngành nào sẽ được lợi?

Tiêu điểm -  6 năm

Tham gia CPTPP, Việt Nam không chỉ cam kết mở cửa thị trường, gỡ bỏ hàng rào thuế quan, tiếp tục tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, mà còn tiếp tục công khai và minh bạch hóa quản lý nhà nước về phát triển thị trường

Ngân hàng Việt cải thiện chất lượng tài sản và khả năng sinh lời

Ngân hàng Việt cải thiện chất lượng tài sản và khả năng sinh lời

Tài chính -  6 năm

Moody’s Investors Service đánh giá khả năng huy động vốn của các ngân hàng Việt Nam đang suy giảm khi ngày càng tăng sự phụ thuộc vào các khoản vay nhạy cảm với thị trường, chủ yếu là vay từ các ngân hàng khác.

Fitch Ratings cập nhật xếp hạng tín nhiệm 5 ngân hàng Việt Nam

Fitch Ratings cập nhật xếp hạng tín nhiệm 5 ngân hàng Việt Nam

Tài chính -  6 năm

Ngân hàng Quân đội được nâng mức xếp hạng tín nhiệm trong khi Vietcombank, Vietinbank, Agribank và ACB được giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  10 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  12 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  20 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.