Tài chính
S&P: Techcombank tiếp tục dẫn đầu về vị thế vốn, xếp hạng tín dụng ổn định
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín Standard & Poor's Global Ratings (S&P) xác nhận mức xếp hạng tín dụng BB-/Ổn định/B dành cho Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).
Báo cáo của S&P vào tháng 9/2023 nhận định, vị thế vốn an toàn ở mức cao, cùng tỉ suất sinh lời hàng đầu cho phép Techcombank (TCB) chủ động quyết định chiến lược đầu tư phù hợp, và đẩy mạnh mảng ngân hàng bán lẻ.
Lợi nhuận cao hơn trung bình ngành, quản trị tốt
Theo đánh giá của S&P trong 12 tháng tới, Techcombank tiếp tục giữ vị thế dẫn dầu thị trường và kinh doanh ổn định. “Techcombank là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam, với mức lợi nhuận cao hơn trung bình ngành và được quản trị tốt”, S&P nhận xét.
Việc đẩy mạnh đa dạng hóa, số hóa các sản phẩm và dịch vụ tài chính giúp ngân hàng được hưởng lợi và nới rộng lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Lực kéo chính trong hành trình số hóa của ngân hàng này là “phân phối sản phẩm đa kênh, tăng cường nâng cấp quan hệ với khách hàng, cũng như cải thiện sản phẩm và quy trình thiết kế theo hướng cá nhân hóa”, S&P ghi nhận.
Theo đánh giá của S&P, chiến lược đẩy mạnh mảng Ngân hàng bán lẻ và Doanh nghiệp vừa & nhỏ (SME) với các sản phẩm cho vay mua nhà, cho vay SME, thẻ tín dụng và cho vay mua ô tô… giúp Techcombank quản trị, đa dạng hóa được rủi ro,.
Quote: Quyết sách đẩy mạnh đa dạng hóa, số hóa các sản phẩm và dịch vụ tài chính giúp Techcombank được hưởng lợi và nới rộng lợi thế cạnh tranh với đối thủ.
Mức độ đa dạng hóa của Techcombank còn được thể hiện qua độ phủ rộng của mạng lưới, với 300 chi nhánh và điểm giao dịch, cùng với hơn 1.000 cây ATM. Tính đến 30/06/2023, tín dụng cá nhân chiếm tới 41% dư nợ cho vay của ngân hàng.
“Chúng tôi dự đoán thu nhập ngoài lãi, bao gồm thu từ phí, của Ngân hàng sẽ tiếp tục đóng góp khoảng ¼ tổng thu nhập hoạt động. Tỉ lệ này cao hơn đáng kể so với các ngân hàng khác. Techcombank đóng vai trò quan trọng trong thị trường nợ, thẻ tín dụng, thanh toán và tiền mặt và bancassurance tại Việt Nam, qua đó tạo nguồn thu đáng kể từ phí”, S&P cho hay.
Tỉ lệ an toàn vốn ở mức đứng đầu ngành
Về tăng trưởng tín dụng, Techcombank được kỳ vọng duy trì mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng toàn ngành (10-13%), nhờ vào vị thế vốn an toàn và vị thế thuận lợi để đón đầu các cơ hội tăng trưởng tại Việt Nam.

Trong khi hầu hết các Ngân hàng TMCP Nhà nước đối mặt với tình trạng tỷ lệ an toàn vốn thấp, các ngân hàng tư nhân bao gồm Techcombank đã tăng tốc phát triển, giành thị phần trong nhiều năm qua.
Vị thế vốn của Techcombank đã góp phần cho phép ngân hàng chủ động quyết định chiến lược đầu tư, và đẩy mạnh mảng ngân hàng bán lẻ. Techcom bank là ngân hàng duy trì được vị thế vốn rất an toàn, đồng thời đạt tỉ suất sinh lời hàng đầu. Tỉ lệ an toàn vốn của ngân hàng ở mức 15.1% vào cuối tháng 6/2023, so với tỉ lệ được quy định là 8%.
Theo S&P, TCB có tỉ lệ thu nhập lõi/tài sản trung bình ở mức 3.2% trong 4 năm gần nhất, so với mức chỉ 1% của các ngân hàng khác.
Việc tập trung vào tệp khách hàng thu nhập cao, rất cao giúp Techcombank vừa quản lý được rủi ro, vừa đạt được mức sinh lời cao hơn các ngân hàng khác. Bởi đây là nhóm có tài chính vững mạnh, nhiều nguồn thu, do đó, có thể chống chọi tốt hơn và ít bị ảnh hưởng nhất, khi thị trường bất động sản (BĐS) phát triển chậm lại.
Theo S&P, Techcombank có tỉ lệ thu nhập lõi/tài sản trung bình ở mức 3.2% trong 4 năm gần nhất, so với mức chỉ 1% của các ngân hàng khác. Techcombank là ngân hàng có khả năng sinh lời đứng thứ 4 Việt Nam, giúp ngân hàng có thể tự duy trì tăng trưởng tài sản mà không cần phát hành thêm vốn.
Mảng bán lẻ và SME giúp phân tán rủi ro
Trong bối cảnh nợ xấu các ngân hàng tăng mạnh, có những ngân hàng chịu mức tăng lên đến 4-5%, S&P dự báo tỉ lệ nợ xấu của Techcombank có thể được kiểm soát trong vòng 12-18 tháng tới.
Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ như cắt giảm lãi suất, các gói tín dụng hỗ trợ và ổn định thị trường trái phiếu sẽ giảm bớt rủi ro và tác động đối với ngành ngân hàng, và thị trường nói chung. Rủi ro chính là năm 2023 kinh tế hồi phục chậm hơn so với kỳ vọng, bởi yếu tố nội địa hoặc toàn cầu, như lãi suất tăng cao, thanh khoản thấp, khủng hoảng niềm tin đối với nền kinh tế hoặc sức hồi phục yếu ở thị trường BĐS.
Theo S&P, việc Techcombank tập trung vào mảng bán lẻ và SME sẽ giúp đa dạng hóa và phân tán rủi ro cho ngân hàng, thay vì tập trung vào một số lượng ít các doanh nghiệp lớn.
Techcombank sẽ duy trì khả năng huy động từ nhiều nguồn khác nhau trong vòng 12-18 tháng tới. Ngân hàng sẽ tiếp tục tận dụng tệp khách hàng thu nhập cao và rất cao, tăng cường triển khai các kênh số hóa và cải thiện dịch vụ khách hàng để duy trì thị phần tiền gửi.
Tỉ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) của Techcombank đạt mức 35% trên tổng tiền gửi vào cuối tháng 6/2023. Tỉ lệ này cao hơn so với trung bình ngành, vốn chỉ ở mức 19%. Khách hàng cá nhân đóng góp 70% tổng tiền gửi của Techcombank , SME và doanh nghiệp lớn đóng góp phần còn lại tại thời điểm cuối tháng 6/2023.
Techcombank dẫn đầu về tăng trưởng tín dụng và tiền gửi
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.