Việt Nam đứng trước cơ hội có thêm startup Kỳ lân
Dù ảnh hưởng bởi Covid-19, nhưng các quỹ đầu tư cũng như các startup Việt Nam đều lạc quan trong thời gian tới, khi dịch được kiểm soát tốt hơn.
ELSA được Forbes nhắc đến trong danh sách 4 công ty sử dụng trí tuệ nhân tạo thay đổi thế giới, và lọt vào top 5 các ứng dụng A.I hàng đầu hiện nay sánh hàng cùng với Cortana của Microsoft và Google Allo của Google.
Startup ELSA với Elsa Speak - ứng dụng học nói tiếng Anh do Văn Đinh Hồng Vũ và tiến sĩ Xavier Anguera người Bồ Đào Nha sáng lập mới đây đã gọi vốn thành công vòng Series B với tổng số vốn lên đến 15 triệu USD.
Nhà đầu tư chiến lược trong vòng gọi vốn này là VIG (Vietnam Investments Group) và SIG. Các nhà đầu tư hiện hữu trước đó là Gradient Ventures (quỹ đầu tư nhắm đến các công ty trí tuệ nhân tạo của Google), SOV và Monk's Hill Ventures cũng tham gia vòng gọi vốn Series B lần này của ELSA.
Với nguồn vốn mới, ELSA cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển tính năng AI hỗ trợ nhận diện giọng nói đồng thời xây dựng một nền tảng B2B và thúc đẩy tuyển dụng. Đến thời điểm hiện tại, ELSA đã kêu gọi thành công 27 triệu USD vốn đầu tư.
Nhà sáng lập Elsa Văn Đinh Hồng Vũ chia sẻ, ELSA là một ý tưởng được ấp ủ từ rất lâu. Động lực của Vũ xuất phát từ chính cuộc sống cá nhân trên đất Mỹ, vốn ngữ pháp, từ vựng, đọc viết tiếng Anh tốt nhưng lúc đầu khó xin việc do không giao tiếp tốt.
Nói tiếng Anh không chuẩn sẽ gây cản trở cho bước đường thăng tiến trong công việc đối với những người không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ bản địa cô, đặc biệt đối với cộng đồng startup khi dấn thân ra quốc tế.
Năm 2016, ELSA được thành lập như một giải pháp cải thiện những kỹ năng phát âm Tiếng Anh. Đến nay, ELSA đã xây dựng thành công A.I trong lĩnh vực nhận diện giọng nói (Speech Recognition) với công nghệ học sâu (Deep Learning) chính xác trên 95%.
Ứng dụng này sẽ nghe người học phát âm tiếng Anh, rồi đưa ra phản hồi tức thì về những lỗi sai và hướng dẫn chỉnh sửa lại theo chuẩn bản xứ. Đến nay, đã có hơn 5 triệu người sử dụng ELSA tại 100 quốc gia, trong đó, tại Việt Nam có gần 3 triệu người học.
Startup này được Forbes nhắc đến trong danh sách 4 công ty sử dụng trí tuệ nhân tạo thay đổi thế giới, và lọt vào top 5 các ứng dụng A.I hàng đầu hiện nay sánh hàng cùng với Cortana của Microsoft và Google Allo của Google.
Đại dịch Covid-19 đã làm tăng nhu cầu học trực tuyến. Mặc dù người dùng của ELSA thường bao gồm những người có độ tuổi từ 15 đến 35, nhưng nó đang thu hút nhiều trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 khi các bậc cha mẹ tìm đến internet để giúp giáo dục chúng.
Người dùng ELSA trả một khoản phí đăng ký, từ 3-4 USD/tháng ở Việt Nam đến 7-8 USD/tháng ở Nhật Bản. Công ty cho biết họ có kế hoạch đầu tư vào nền tảng kinh doanh của mình bằng cách làm việc với các đối tác công ty xung quanh thế giới.
Dù ảnh hưởng bởi Covid-19, nhưng các quỹ đầu tư cũng như các startup Việt Nam đều lạc quan trong thời gian tới, khi dịch được kiểm soát tốt hơn.
50 quỹ đầu tư hoạt động tại 6 nền kinh tế mạnh nhất Đông Nam Á đang hướng sự ưu tiên của mình vào Việt Nam trong 12 tháng tới.
Quỹ đầu tư Medix Ventures hoạt động trong mảng khởi nghiệp đang tìm kiếm đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam.
Với đà tăng trưởng hiện tại, trong năm 2021, số lượng phòng tập mang thương hiệu 25 FIT dự kiến sẽ đạt tới con số 100, và nhanh chóng cán mốc 250 phòng tập vào cuối năm 2022.
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.