Khởi nghiệp
Việt Nam là điểm đến của đầu tư khởi nghiệp
50 quỹ đầu tư hoạt động tại 6 nền kinh tế mạnh nhất Đông Nam Á đang hướng sự ưu tiên của mình vào Việt Nam trong 12 tháng tới.
Việt Nam hiện được đánh giá cao bởi sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và số người sử dụng Internet. Dưới tác động của đại dịch Covid-19, hành vi của người dùng Việt Nam đang thay đổi khi dần hướng nhiều hơn tới môi trường online cùng với đó là việc ngày càng phổ biến của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Với sự phát triển nhanh của thương mại điện tử, nguồn cung ứng dịch vụ logistic cho lĩnh vực này cũng đang tăng nhanh cùng sự xuất hiện của khoảng 40 công ty chuyển phát.
Trong năm 2019, các công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam thu về tới 861 triệu USD vốn đầu tư từ 123 thương vụ. Tuy vậy, sang tới đầu năm 2020, lượng tiền đầu tư vào lĩnh vực này đã giảm mạnh, chỉ còn 284 triệu USD trong Quý 1, giảm 22% so với chỉ một năm trước đó.
Việt Nam đã đón 109 nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ trong năm 2019. Sang tới 6 tháng đầu năm 2020, chỉ có một số lượng hạn chế các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. Thay vào đó, các khoản đầu tư trong năm qua chủ yếu tới từ các công ty trong nước và những nhà đầu tư nước ngoài đã từng có thời gian làm việc tại Việt Nam.
Nhìn chung, sự quan tâm của các nhà đầu tư công nghệ dành cho thị trường Việt Nam vẫn ở mức cao. Theo khảo sát gần đây của Do Ventures, 50 quỹ đầu tư hoạt động tại 6 nền kinh tế mạnh nhất Đông Nam Á đang hướng sự ưu tiên của mình vào Việt Nam trong 12 tháng tới, tiếp theo sau đó là Indonesia. Các lĩnh vực được nhắm đến của giới đầu tư là dịch vụ giáo dục, sức khỏe và tài chính.
Nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ chọn Việt Nam bởi những cơ hội tốt hơn so với các thị trường khác. Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác như sự thuận lợi về các yếu tố vĩ mô, nhân khẩu học, tiềm năng tăng trưởng lớn do hành vi tiêu dùng tăng nhanh và tận dụng việc định giá thấp trong mùa dịch.
So với các quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam hiện xếp thứ 3 về số người sử dụng Internet, thứ 3 về mức độ thâm nhập di động và thứ 2 về tốc độ trung bình của kết nối Internet di động.
Sự phổ biến của Internet đã nâng tầm nền kinh tế Internet Việt Nam lên 12 tỷ USD năm 2019. Theo Do Ventures, giá trị nền kinh tế Internet Việt Nam dự kiến sẽ đạt 43 tỷ USD vào năm 2025.
Đặc biệt, Việt Nam cùng với Indonesia đang dẫn đầu khu vực về tổng giá trị hàng hóa của nền kinh tế Internet. Lượng hàng hóa này chiếm khoảng 5% GDP của cả nước vào năm 2019. Lĩnh vực thương mại điện tử, truyền thông và dịch vụ gọi xe tại Việt Nam cũng được dự đoán sẽ phát triển nhanh hơn các nước khác trong khu vực.
Khảo sát với hơn 100 startup tại Việt Nam cho thấy, phần lớn các công ty này đang thay đổi mô hình kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ của họ để thích ứng với tình hình mới do ảnh hưởng của đại dịch. Điều này cho thấy khả năng thích ứng và phản xạ nhanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, họ cũng có những suy nghĩ rất tích cực về triển vọng phục hồi sau đại dịch.
Tốc độ phát triển của thị trường thanh toán trực tuyến tại Việt Nam cũng được đánh giá cao. Năm 2019, lượng giao dịch mobile banking tại Việt Nam đã tăng trưởng 210% với tổng giá trị giao dịch lên tới 240 tỷ USD. Các giao dịch qua hệ thống ví điện tử của nhóm doanh nghiệp fintech cũng có mức tăng trưởng 112% với tổng giao dịch đạt 10,4 tỷ USD.
Tới đây, mảng thị trường thanh toán toán trực tuyến tại Việt Nam sẽ còn phát triển nhanh và mạnh hơn nữa, khi dịch vụ Mobile Money chính thức được triển khai với sự tham gia của các nhà mạng di động.
CEO 25 FIT: Gym công nghệ bứt phá với mô hình nhượng quyền
Quỹ ngoại quan tâm tới ngành y tế Việt Nam
Quỹ đầu tư Medix Ventures hoạt động trong mảng khởi nghiệp đang tìm kiếm đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam.
Stringee đang gọi vốn vòng Series A
Số tiền huy động được sẽ giúp Stringee chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường Việt Nam trong mảng Communications Platform (Nền tảng giao tiếp cho doanh nghiệp), đồng thời có những bước đi đầu tiên ra thị trường nước ngoài trong 1-2 tháng tới.
Kỳ lân Lalamove thần tốc gọi vốn 1,3 tỷ USD
Tại Việt Nam, Lalamove để lại những con số ấn tượng trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, với việc đồng hành cùng 30.000 đối tác tài xế, phục vụ hơn 10.000 khách hàng doanh nghiệp và hơn 2 triệu đơn hàng được hoàn thành.
Thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam đón nhiều startup ngoại
Với khoảng 24 triệu học sinh, sinh viên, hơn 90% trong số này sử dụng điện thoại di động, máy tính hoặc laptop để phục vụ học tập, đây được xem là một thị trường rất tiềm năng cho công nghệ giáo dục.
Điểm tựa cho doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn
Việc chủ động tìm hiểu, học hỏi các giá trị văn hóa tốt đẹp từ đối tác là chìa khóa để doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo dấu ấn trên thị trường quốc tế.
Bền vững hóa chuỗi sản xuất xe điện
Thông qua việc cung ứng những thiết bị, dây chuyền sản xuất và giải pháp công nghệ tiên tiến giúp giảm tiêu hao tài nguyên, giảm khí thải, tối ưu hóa quy trình và giá thành sản xuất, Tập đoàn Bühler đóng góp tích cực vào một tương lai bền vững cho chuỗi sản xuất xe điện tại Việt Nam cũng như toàn thế giới.
Gần 500 nghệ sĩ tham gia chương trình chính luận nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước'
Chương trình diễn ra vào 20h00 ngày 18/11 tới tại sân vận động Cột Cờ, khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội với quy mô 3.000 khán giả, thời lượng 100 phút.
Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 máy bay thân hẹp
Vietnam Airlines có kế hoạch phát hành hồ sơ mời thầu vào năm 2025 để mua 50 máy bay thân hẹp mới, hướng tới mục tiêu 170 máy bay mới vào năm 2035.
Vì sao sữa đậu nành Number 1 có thể duy trì sức hút theo năm tháng?
Sữa đậu nành mang thương hiệu “Number 1” đã trở nên quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Với mong muốn mang đến nguồn dinh dưỡng tiện lợi cho người tiêu dùng, nhãn hàng luôn nỗ lực phát triển giao diện và chất lượng của sản phẩm qua từng thời kỳ. Trong đó, nguyên liệu và công nghệ là hai yếu tố được chú trọng hàng đầu.
Tỷ giá vượt đỉnh lịch sử
Hiện các ngân hàng thương mại lớn hiện đều niêm yết giá bán USD ở mức 25.502 VND đổi 1 USD – mức cao nhất lịch sử.
3 tiêu chí doanh nghiệp cần lưu ý khi chọn ngân hàng để mở tài khoản
Chọn ngân hàng để mở tài khoản được ví như chọn “người bạn đồng hành” cùng các hoạt động tài chính, do đó doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.