Khởi nghiệp
Startup nhà thông minh AnHome huy động 100.000 USD
AnHome cung cấp giải pháp nhà thông minh cho các khách hàng cuối với danh mục hơn 40 sản phẩm, dễ dàng điều khiển các thiết bị điện qua điện thoại.
AnHome - công ty chuyên nghiên cứu và phát triển các thiết bị điện thông minh với 2 đại diện: CEO Bùi Thành Ninh – nhà sáng lập và CTO Nguyễn Phú Quảng - đồng sáng lập đến Shark Tank để kêu gọi số vốn là 100.000 USD cho 10% cổ phần.
Chia sẻ về ý tưởng thành lập AnHome, Bùi Thành Ninh cho biết, anh nhận thấy nhu cầu về sử dụng các thiết bị điện thông minh của người dân ngày càng cao. Tuy nhiên, các nhà sản xuất gặp nhiều khó khăn như nghiên cứu, chi phí có thể lên đến hàng triệu USD, thời gian ra mắt sản phẩm kéo dài từ 2-3 năm.
Chính những người dùng cuối cũng gặp những vấn đề phiền toái và bất tiện khi sử dụng các thiết bị điện theo cách truyền thống và bên cạnh đó là những rủi ro về mặt an ninh và cháy nổ do quên tắt thiết bị điện.
Chính vì vậy, AnHome ra đời để giúp nhà sản xuất dễ dàng chuyển đổi các sản phẩm truyền thống thành các sản phẩm thông minh với giải pháp các module tích hợp lõi chip IoT với chi phí từ từ 5 USD cho một thiết bị. Bên cạnh đó, AnHome cũng cung cấp giải pháp Smart Home (nhà thông minh) cho các khách hàng cuối với danh mục hơn 40 sản phẩm. Người dùng cuối có thể điều khiển các thiết bị điện qua điện thoại.
Hiện AnHome đang tập trung vào 2 nhóm khách hàng: khách hàng B2B (Business to Business - Doanh nghiệp với doanh nghiệp) là nhà sản xuất các thiết bị điện truyền thống, cung cấp các module để họ chuyển đổi thành sản phẩm thông minh. Doanh thu chính đến từ việc bán module. Đối với nhóm khách hàng B2C (Business to Consumer - Doanh nghiệp với Khách hàng) thì cung cấp giải pháp smart home qua kênh phân phối.
“Thị trường smart home ở Việt nam hiện tại đang tăng trưởng nhanh chóng với tỷ lệ tăng trưởng lên đến 63%/năm. Tuy nhiên chỉ mới 2,8% căn hộ sử dụng smart home. Đấy là lý do mà chúng tôi tin tưởng đây là một thị trường rất tiềm năng”, Bùi Thành Ninh nói.
Từ đầu năm 2020, AnHome có doanh thu 1,5 tỷ đồng. Tổng đầu tư là 3,4 tỷ đồng trong đó hơn 2 tỷ là đầu tư nghiên cứu và sản xuất sản phẩm mẫu. Đại diện AnHome cũng cho biết thêm, hiện startup của anh tập trung vào thị trường ngách và ít đối thủ cạnh tranh: nhóm khách hàng 25-35 tuổi, có mức thu nhập tầm trung.
Với kinh nghiệm của mình, Shark Hưng nhận thấy tỷ lệ sử dụng smart home rất cao. “Cái hay nhất của AnHome là khả năng chuyển đổi từ nhà bình thường sang nhà thông minh, dùng kết nối không dây. Nếu tập trung và nhà mới thì ít khả năng vì hiện nay các căn nhà mới đều đã lắp sẵn”, Shark Hưng nhận định. Tuy nhiên Shark Hưng cho rằng hơn 1 năm nhưng AnHome chỉ có doanh thu 1,5 tỷ đồng thì quá kém.
Shark Hưng và Shark Phú tiếp tục hỏi thêm về kế hoạch doanh thu và đội ngũ. Nhà đồng sáng lập AnHome cho biết, hiện AnHome đang làm việc với 3 nhà sản xuất và có kế hoạch doanh thu từ 6-10 tỷ đồng. Đội ngũ AnHome có 15 người, 6 kỹ thuật, 1 kế toán, còn lại là kinh doanh. “Bọn em là đơn vị nghiên cứu, thiết kế, lập trình, mua linh kiện sau đó thuê các xưởng ở Hà Nội gia công. Sản phẩm made in Vietnam”, Bùi Thành Ninh tự hào nói.
.jpg)
Shark Phú đặt ra dấu hỏi về điểm khác biệt của AnHome so với các đơn vị khác hiện nay trên thị trường cũng như lợi thế, tính ưu việt của module chuyển đổi. Đại diện startup chia sẻ, giải pháp của AnHome chỉ từ 50-100 triệu đồng là tối đa.
Các giải pháp cơ bản như chỉ cần bật tắt đèn thì chỉ 20 triệu đồng. Phân khúc khách hàng cũng khác các đối thủ trên thị trường. Với nhóm khách hàng B2B, AnHome cũng ít đối thủ cạnh tranh trong việc phát triển các module giúp các nhà sản xuất chuyển đổi với thời gian nhanh, chi phí thấp.
“Các nhà sản xuất dùng module của bọn em thì sẽ tham gia cả một hệ sinh thái ứng dụng của bọn em và trong đó có thể bán được những sản phẩm khác. Tức là ai đã mua thiết bị smart home thì cả nhà mọi ngươi đều phải cài app và họ phải vào app để điều khiển thiết bị điện hàng ngày. Việc mình phát triển một gian hàng trên đấy sẽ giúp mình tiếp cận khách hàng dễ hơn. Nhóm khách hàng ấy lại chính là khách hàng mục tiêu của mình”, Bùi Thành Ninh trao đổi với các Shark.
Đại diện startup cũng chia sẻ thẳng thắn, trong trường hợp không gọi được vốn đầu tư, AnHome vẫn đang làm việc với 3 nhà sản xuất và điều này giúp AnHome đủ tồn tại và phát triển. “Nhưng doanh số chỉ gấp 2, gấp 3 lần. Nếu có các Shark thì doanh số có thể gấp 5, gấp 10 lần trong năm nay”.
Lúc này, Shark Liên lên tiếng, chia sẻ rằng bản thân đã sử dụng cách đây hơn 10 năm, Shark không thấy gì khác biệt so với những gì mình đã trải nghiệm. Đây cũng không phải là sản phẩm thiết yếu, những startup thiên về kỹ thuật cũng không nằm trong lĩnh vực yêu thích của Shark. Vì thế, Shark Liên tuyên bố rút khỏi deal này.
Sau Shark Liên, Shark Việt cùng từ chối đầu tư vì “tốc độ phát triển hơi chậm, định giá doanh nghiệp hơi cao. Và phù hợp với shark Phú hơn”.
Shark Hưng tiếp tục nhận xét, sản phẩm AnHome không đủ thời gian để thẩm định tính thông minh, mô hình kinh doanh hơi mông lung, kết quả kinh doanh kém. "Nhưng nếu bạn vẫn muốn vào hệ sinh thái của tôi, tôi cũng đang cần một team để phát triển sản phẩm này nên tôi đề nghị, tôi bỏ ra 100.000 USD, bạn bỏ ra 3 tỷ tức đốt mất bao nhiêu rồi thì tìm cách hoàn lại coi như xóa đánh lại từ đầu. Bạn bỏ ra 3 tỷ, tôi bỏ ra 2 tỷ 3. Tôi chiếm 45%, bạn chiếm 55%. Chúng ta làm lại từ đầu". Vì vậy, Shark Hưng đề nghị 100.000 USD cho 45%.
Shark Bình thì cho rằng AnHome đang đi theo một thị trường có tương lai nhưng điểm chưa được là “đúng chất dân tech đi kinh doanh”. “Dân lập trình đi kinh doanh thì giỏi kỹ thuật nhưng kinh doanh thì thuần quá, yếu giác quan về định vị thị trường và bán hàng, đặc biệt là năng lực bán hàng. IoT bây giờ là phải bán cho khách hàng cao cấp đến trung cấp trở lên. Bán cho khách hàng B2C mà còn cao cấp thì cực kỳ đắt và cực kỳ khó” – Shark Bình nhận xét.
Chính vì vậy, thời điểm hiện tại Shark Bình quyết định không đầu tư và khuyên AnHome “nên bám lấy một ông lớn nào giỏi kinh doanh trong lĩnh vực này. Sau đó tập trung vào R&D, làm sản phẩm, làm công nghệ”.
.jpg)
Trước khi đưa ra quyết định, Shark Phú hỏi thêm cách cấu trúc giá sản phẩm của AnHome và đưa ra bài học cho startup: “15 USD giá vốn khi đến tay người dùng là phải 45 USD. Đấy là nguyên tắc của kinh doanh... Đây là một trở ngại cực kỳ lớn liên quan đến giá…Đấy cũng là lý do vì sao các sản phẩm lớn như điều hòa, tivi, tủ lạnh người ta còn chưa dám lắp vì lắp vào không bán được...Đây là cản trở liên quan đến mặt thương mại…Phần trăm thực ra không quan trọng mà quan trọng là nếu anh đầu tư thì anh có được hệ sinh thái Sunhouse để làm bàn đạp”.
Chính vì vậy, Shark Phú đưa ra đề nghị đầu tư 100.000 USD đổi lấy 40% cổ phần kèm điều kiện: nếu trong vòng một năm thất bại, Shark Phú sẽ ra một đề tài cho đội ngũ AnHome để trừ nợ. Sau đó mới giải tán nhưng trong lúc ấy Shark sẽ vẫn trả lương cơ bản.
Sau thời gian hội ý, 2 đại diện AnHome đưa ra đề nghị ngược lại với Shark Phú: 100.000 USD cho 10% cổ phần kèm quyền mua 30% cổ phần vòng sau với định giá discount 30%.
Shark Phú không chấp nhận đề nghị này và đưa ra một con số khác để đạt được thỏa thuận tốt nhất cho cả hai bên: 100.000 USD đổi lấy 40% cổ phần. Nếu gọi vốn vòng sau, có nhà đầu tư mới trả giá tốt hơn thì Shark Phú cam kết nhượng lại phần cổ phần đấy kèm thêm 10% lãi suất/năm.
Sau cùng, AnHome đồng ý đề nghị của Shark Phú và chia sẻ, sau khi gọi vốn thành công tại Shark Tank, AnHome sẽ tiếp tục bắt tay nghiên cứu phát triển và làm việc với các nhà sản xuất.
Shark Phú đầu tư cho startup giải pháp giáo dục hạnh phúc
Shark Phú đầu tư cho startup giải pháp giáo dục hạnh phúc
Startup có lý tưởng tạo ra môi trường giáo dục hạnh phúc khiến Shark Phú tan chảy, cam kết xuống tiền nhưng đi kèm điều kiện khó.
Mạng xã hội sức khỏe Việt Nam gọi vốn 400.000 USD
Dr. Thin là mạng xã hội giúp người dùng giảm cân và giảm tiểu đường hiệu quả. Ứng dụng này sẽ hướng dẫn ăn đúng để giảm được cân theo tín hiệu đèn giao thông: Đèn đỏ không ăn, đèn vàng ăn ít, đèn xanh được ăn nhiều.
'Tấm khiên' cho người tài xế công nghệ trong đại dịch
Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng các dịch vụ giao hàng trực tuyến ngày càng cao, kéo theo những sức ép và thách thức không nhỏ, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các chế độ phúc lợi, bảo vệ quyền lợi cho người tài xế càng được quan tâm, chú trọng hơn cả.
G-Group rót vốn vào startup AI Camera Việt Nam
HANET là startup đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đưa các sản phẩm AI Camera ra thị trường, với định giá hơn 100 tỷ đồng.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.