Sức hút bí ẩn Xi măng Cẩm Phả trong thương vụ 7.400 tỷ đồng ở Vinaconex

Minh An Thứ tư, 28/11/2018 - 13:00

Vinaconex đang có hy vọng thu được đầy đủ 2.000 tỷ đồng khoản nợ từ Xi Măng Cẩm Phả đồng thời hoàn nhập gần 500 tỷ đồng đã dự phòng cho khoản đầu tư 30% cổ phần tại nhà máy xi măng này.

Mới đây một nhà đầu tư đã quyết định chi gần 7.400 tỷ đồng để mua lại 58% cổ phần Vinaconex từ SCIC. Mức giá này cao hơn 35% so với giá khởi điểm mà SCIC đưa ra đấu giá và cao hơn 56% so với giá thị trường của Vinaconex trong ngày đấu giá.

Điều ngạc nhiên là công ty trúng thầu được cho An Quý Hưng chỉ là một doanh nghiệp xây dựng ít tên tuổi với năng lực tài chính không mạnh. Ngoài số tiền đặt cọc khoảng 550 tỷ đồng, mới đây công ty này đã cầm cố thêm các tài sản để vay ngân hàng nhằm mục đích huy động thêm gần 7.000 tỷ đồng nữa thanh toán cho SCIC trong tuần tới.

Quan sát thương vụ đấu giá này nhiều nhà đầu tư tỏ ra ngạc nhiên về mức giá mà đơn vị trúng giá đã đưa ra. Thậm chí nghi ngờ khả năng huy động đủ số tiền để thực hiện chuyển nhượng cổ phần từ SCIC.

Tuy nhiên, việc nhà đầu tư trúng thầu “bỏ cọc’’ với số tiền lên đến gần 550 tỷ đồng là điều khó xảy ra hơn. Sau khi nắm quyền điều hành Vinaconex, ông chủ mới có thể sử dụng các tài sản của Vinaconex để giảm nghĩa vụ nợ đã vay để thực hiện thượng vụ thâu tóm.

Theo báo cáo tài chính mới nhất của Vinaconex, công ty mẹ đang có khoảng 1.500 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Ngoài ra Vinaconex đang thực hiện bán cổ phần tại nhiều công ty con sẽ mang về nguồn tiền đáng kể trong tương lai.

Đặc biệt, Vinaconex đang có hy vọng lớn từ Xi Măng Cẩm Phả, dự án từng là “cục nợ” khiến công ty này điêu đứng trong quá khứ. Đây là dự án đi vào hoạt động từ năm 2008 với số vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng. Nhưng trong vài năm đầu đi vào hoạt động Xi Măng Cẩm Phả lỗ lũy kế hàng nghìn tỷ đồng, đồng thời tạo ra áp lực trả nợ rất lớn cho Vinaconex.

Cuối năm 2013, Vinaconex đã bán 70% cổ phần cho Viettel kèm theo các điều khoản tái cấu trúc nợ. Theo đó, Vinaconex cho Xi Măng Cẩm Phả vay 90 triệu USD lãi suất 1,5% và trả gốc, lãi hàng quý kéo dài 8 năm đến 2021.

Sức hút bí ẩn Xi măng Cẩm Phả trong thương vụ 7.400 tỷ đồng ở Vinaconex
Nhà máy xi măng Cẩm Phả

Sau khi về tay Viettel, Xi Măng Cẩm Phả bắt đầu làm ăn có lãi. Năm 2014 nhà mày này lãi gần 100 tỷ, năm 2016 lãi 211 tỷ đồng. Nhờ đó, khoản vay của Vinaconex bên trên cũng bắt đầu được thanh toán từ năm 2016.

Đến giữa năm 2018, Vinaconex đã thu được khoảng 600 tỷ đồng và còn ghi nhận phải thu từ Xi Măng Cẩm Phả 1.422 tỷ đồng. Theo kế hoạch trong 3 năm tới, toàn bộ khoản vay này sẽ được hoàn trả cho Vinaconex.

Ngoài ra, với 30% cổ phần còn nắm giữ tại Xi Măng Cẩm Phả, tương đương 600 tỷ đồng Vinaconex đang từng bước hoàn nhập dự phòng đã trích lập trước đây. Cụ thể, từ năm 2015, sau trích lập dự phòng đến 495 tỷ đồng (tương đương 83% khoản đầu tư), Vinaconex bắt đầu hoàn nhập dự phòng do kết quả kinh doanh của Xi Măng Cẩm Phả có tín hiệu tích cực.

Đến cuối năm ngoái, công ty đã hoàn nhập 122 tỷ đồng và còn 373 tỷ đồng nữa sẽ được hoàn nhập trong các năm tới.

Trong khi Xi Măng Cẩm Phả có thể trở thành một phần sức hút lý giải thương vụ thâu tóm cổ phần Vinaconex giá cao của nhà đầu tư thì dự án Khu đô thị Bắc An Khánh (Splendora), nơi Vinaconex nắm giữ 50% cổ phần, lại là “khúc xương khó nhằn” dù gây nhiều chú ý trong thời gian qua.

Dự án rộng 264 ha này do Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị An Khánh làm chủ đầu tư, trong đó Vinaconex góp 50%, phần còn lại do Posco E&C nắm và đã được chuyển nhượng cho Công ty Địa ốc Phú Long.

Sau khi triển khai xong giai đoạn I, dự án hầu như ngừng trệ từ năm 2014, trừ việc xây thêm cụm biệt thự mới. Tình hình kinh doanh của liên doanh không mấy khả quan, khiến Spledora trở thành gánh nặng đối với Vinaconex. Liên doanh đã lỗ vượt vốn điều lệ 680 tỷ đồng và Vinaconex phải dự phòng toàn bộ khoản đầu tư này. Ngoài ra, liên doanh được cho là đang gánh các khoản nợ lên đến gần 6.000 tỷ đồng, trong đó nợ chính Vinaconex gần 1.000 tỷ đồng.

Ngay cả khi đạt thỏa thuận bán 50% cổ phần trong liên doanh này, Vinaconex nhiều khả năng chỉ thu về 600 tỷ đồng, tương đương với con số mà Phú Long đã trả để mua số cổ phần từ Posco E&C.

An Quý Hưng ráo riết thế chấp tài sản để vay tiền mua cổ phần Vinaconex?

An Quý Hưng ráo riết thế chấp tài sản để vay tiền mua cổ phần Vinaconex?

Doanh nghiệp -  5 năm
Công ty An Quý Hưng được cho là đã đấu giá thành công lô cổ phần Vinaconex trị giá gần 7.400 tỷ đồng và sẽ phải thanh toán cho bên bán là SCIC trước ngày 5/12.
An Quý Hưng ráo riết thế chấp tài sản để vay tiền mua cổ phần Vinaconex?

An Quý Hưng ráo riết thế chấp tài sản để vay tiền mua cổ phần Vinaconex?

Doanh nghiệp -  5 năm
Công ty An Quý Hưng được cho là đã đấu giá thành công lô cổ phần Vinaconex trị giá gần 7.400 tỷ đồng và sẽ phải thanh toán cho bên bán là SCIC trước ngày 5/12.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  12 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  15 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  15 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  16 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  16 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.