Tắc tiêu thụ nông sản vùng dịch

An Chi Thứ ba, 23/02/2021 - 09:27

Hàng hoá tại các địa phương trong vùng dịch bị ách tắc, không thể tiêu thụ, gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.

Nông dân Hải Dương thu hoạch nông sản trong những ngày có dịch COVID-19

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hàng trăm tấn nông sản của Hải Dương và nhiều tỉnh thành lân cận đã gặp khó khăn trong tiêu thụ và không thể xuất khẩu, nguy cơ đứt gãy sản xuất, kinh doanh đang rất lớn.

Đặc biệt, ngay sau khi tỉnh Hải Dương thực hiện giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 16/2/2021, tình hình tiêu thụ nông sản tại địa phương này càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Báo cáo nhanh của Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cho biết, hiện hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản của tỉnh Hải Dương bị ảnh hưởng nặng nề. Nông sản sản xuất ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ cầm chừng.

Đến ngày 15/2/2021, toàn tỉnh Hải Dương đã thu hoạch được 19.500ha rau màu, còn 2.802ha đang đến kỳ thu hoạch. Sản lượng thu hoạch dự kiến là 46.000 tấn hành, 30.700 tấn cà rốt, 8.000 tấn cải bắp, su hào, su lơ, rau ăn lá, 1.000 tấn lợn sữa - 80%. Số nông sản này để phục vụ xuất khẩu.

Nguy cơ các cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn sau Covid-19

Tổng lượng nông sản của Hải Dương là 90.760 tấn chưa tiêu thụ được. Toàn tỉnh còn 4.080ha rau đang đến kỳ thu hoạch với 3.205ha hành, 621ha cà rốt và 261ha cải bắp, su hào, súp lơ, rau ăn lá. 

Bên cạnh đó, nhu cầu vật tư, thức ăn đầu vào cho nuôi trồng cũng thiếu nghiêm trọng.

Lý giải nguyên nhân của thực trạng này, thông tin từ Bộ Công thương cho biết, quá trình tiêu thụ nông sản ở các tỉnh có dịch đang gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc.

Theo đó, việc thu mua, vận chuyển tiêu thụ nông sản bị ách tắc khi các thương lái không thể vận chuyển nông sản do quy định phòng chống dịch tại nhiều địa phương giáp với tỉnh Hải Dương. Trong khi đó, số lượng nông sản tại các địa phương này rất lớn do đang vào vụ thu hoạch.

Báo cáo của Sở Công thương tỉnh Hải Dương cho biết, thực tế, hầu hết các chốt, trạm kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại cửa ngõ ra vào địa bàn các tỉnh, thành phố lân cận đều hạn chế xe hàng hóa ra vào tỉnh Hải Dương. Nhiều xe phải nằm chờ rất lâu, sau đó vẫn buộc phải quay đầu.

Điều này làm cho hàng hóa bị ách tắc, nông sản bị hư hỏng, gây nhiều khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu đến hạn phải giao hàng, gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.

Theo phản ánh từ các địa phương, doanh nghiệp, việc thực hiện yêu cầu xét nghiệm Covid-19 của Bộ Y tế tại Công văn số 898/BYT-MT ngày 7/2/2021 về việc hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 trong vận chuyển hàng hóa có nhiều điểm chưa phù hợp dẫn đến việc nông sản bị tồn ứ khó tiêu thụ tại thị trường trong nước và trong thị trường xuất khẩu được.

Những khó khăn vướng mắc nêu trên gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, trước hết là tỉnh Hải Dương, ngoài ra còn ảnh hưởng đến các địa phương khác vì tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm của tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh- Hải Dương.

Nhiều hàng hóa ở Hải Dương chính là sản phẩm gia công, nguyên liệu đầu vào lắp ráp theo chuỗi ở các nhà máy tại các tỉnh, thành khác. Nếu không giải quyết được các khó khăn vướng mắc này thì chuỗi cung ứng có thể bị ảnh hưởng thậm chí bị đứt gãy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương, Bộ Công thương nhấn mạnh.

Đẩy mạnh hoạt động kết nối, mở cửa thị trường

Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc lưu thông, xuất nhập khẩu, tiêu thụ hàng hóa, nhất là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nông sản tại các địa phương có dịch Covid-19, không để ách tắc trong khâu giao nhận, vận tải làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân, Bộ Công thương đang tiếp tục đẩy mạnh, triển khai các hoạt động kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nói chung và các mặt hàng nông sản nói riêng tại thị trường trong nước và quốc tế.

Cùng với đó, Bộ Công thương cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế có hướng dẫn thống nhất về lưu thông người, hàng hóa, phương tiện giữa địa phương có dịch với các địa phương khác, tránh việc mỗi địa phương tự áp dụng một cách như hiện nay.

Các đơn vị có năng lực xét nghiệm Covid-19 cần hỗ trợ các tỉnh có dịch Covid-19 bảo đảm phục vụ tối đa nhu cầu xét nghiệm của đội ngũ lái xe, áp tải hàng trong thời gian ngắn nhất nhằm hạn chế tối đa ách tắc lưu thông hàng hóa từ vùng dịch ra ngoài.

Mặt khác, các bộ ngành cần phối hợp trong việc xác nhận hàng hóa, nông sản an toàn dịch bệnh, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải có hướng dẫn thống nhất và quy định rõ các biện pháp an toàn phòng dịch cho người, phương tiện và hàng hóa để lưu thông hàng hóa qua các địa bàn có và không có dịch bệnh.

Bộ Công thương cũng cho rằng, các địa phương có dịch và địa phương giáp ranh cần chủ động liên hệ làm việc với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kinh nghiệm (Lạng Sơn, Thừa Thiên-Huế, Tây Ninh, Quảng Nam) để tổ chức các mô hình vận chuyển, lưu thông hàng hóa an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế của mình bảo đảm phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Các địa phương cần chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất, nuôi trồng các loại nông sản phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ trong bối cảnh dịch Covid-19 để hạn chế việc tồn ứ nông sản trên địa bàn. Đồng thời, cung cấp thông tin cho ngành công thương về hàng hóa nông sản an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh để kết nối tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Đảm bảo đủ cung, bình ổn thị trường hàng hoá Tết Tân Sửu

Đảm bảo đủ cung, bình ổn thị trường hàng hoá Tết Tân Sửu

Tiêu điểm -  3 năm
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 bùng phát dịp cuối năm, song nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán vẫn được đảm bảo, giá cả bình ổn.
Đảm bảo đủ cung, bình ổn thị trường hàng hoá Tết Tân Sửu

Đảm bảo đủ cung, bình ổn thị trường hàng hoá Tết Tân Sửu

Tiêu điểm -  3 năm
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 bùng phát dịp cuối năm, song nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán vẫn được đảm bảo, giá cả bình ổn.
Bản lĩnh của Vietjet trong bão Covid-19

Bản lĩnh của Vietjet trong bão Covid-19

Doanh nghiệp -  3 năm

Giữa lúc ngành hàng không trên toàn thế giới gần như tê liệt trước sức càn quét kinh hoàng của đại dịch Covid-19, Vietjet – một hãng hàng không tư nhân của Việt Nam vẫn kiên cường vượt qua bao sóng gió.

Ngành chuyển phát nhanh bứt tốc nhờ Covid-19

Ngành chuyển phát nhanh bứt tốc nhờ Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm

Năm 2021 hoạt động vận chuyển liên quan đến TMĐT dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng, cùng với tổng giá trị hàng hóa từ 15-20% so với cùng kỳ do dân số trẻ của Việt Nam và điện thoại thông minh ngày càng phổ biến.

Ecopark ủng hộ 13 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19

Ecopark ủng hộ 13 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19

Nhịp cầu kinh doanh -  3 năm

Ecopark hôm nay đã trao tặng cho Bộ Y tế và tỉnh Hải Dương tổng số tiền mặt và trang thiết bị phòng chống dịch Covid-19 lên tới 13 tỷ đồng. Qua đó nâng tổng mức ủng hộ lên con số lên gần 30 tỷ đồng tính từ khi đợt dịch bùng phát vào năm 2020.

Covid-19 là cơ hội để tái cơ cấu và chuyển đổi số

Covid-19 là cơ hội để tái cơ cấu và chuyển đổi số

Leader talk -  3 năm

Đặt mục tiêu tăng trưởng 30% nhưng chỉ đạt 81% kế hoạch năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19, nhưng công ty vẫn đạt được chỉ tiêu lợi nhuận vì tái cơ cấu doanh nghiệp và ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ để cắt giảm chi phí. Ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch Công ty CP Đầu tư và xây dựng Xuân Mai (Xuân Mai Corp) chia sẻ về những nỗ lực vượt qua năm 2020 đầy biến động cũng như hành trình bảy năm ghi dấu ấn trong vị trí Chủ tịch công ty.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  34 phút

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  15 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  15 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  17 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  18 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  20 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.