Tài chính
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt có gây sốc với doanh nghiệp bia rượu?
Các doanh nghiệp bia rượu vẫn duy trì khả năng tăng trưởng dù đối mặt với gánh nặng về thuế tiêu thụ đặc biệt trong suốt thập kỷ qua.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm đồ uống có cồn như bia, rượu đang nổi lên như một vấn đề “nóng hổi” và nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia cũng như giới doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tuy có nhiều ý kiến lo ngại về khả năng gây “sốc” của đề xuất tăng thuế tới ngành bia, rượu, các doanh nghiệp trong ngành vẫn cho thấy sức khỏe tài chính khá lành mạnh cũng như kết quả kinh doanh với không ít điểm sáng.
Được biết, dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo có đề xuất tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu, bia thêm 15 – 35% so với mức thuế suất theo luật hiện hành hiện nay.
Mặt hàng nước giải khát có đường cũng dự kiến được bổ sung vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế tiêu thụ đặc biệt tạo góc nhìn đa chiều
Sau khi công bố, dự thảo đã nhận được sự những ý kiến ủng hộ khi các chính sách nhấn mạnh đến mục tiêu cơ bản nhất vẫn là bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, hạn chế tình trạng lạm dụng rượu, bia, đồng thời đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng cần lắng nghe từ nhiều chiều, trong đó các chuyên gia khuyến nghị việc tăng thuế nên được xem xét thận trọng, cân nhắc đủ các mặt lợi và hại trên cơ sở đánh giá số liệu khoa học, định lượng cụ thể; qua đó tránh gây tác dụng “ngược” làm ảnh hưởng tới thị trường cũng như nền kinh tế, xã hội.
Theo quan điểm của nhiều hiệp hội doanh nghiệp như Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam, đề xuất tăng thuế cần nghiên cứu thực tế, lộ trình khả thi, cân nhắc sức chịu đựng của doanh nghiệp, ngành hàng với lợi ích của sắc thuế, đồng thời đảm bảo sự hài hòa với các quy định, thông lệ của các nước trên thế giới.
Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng mạnh và nhanh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn có thể khiến khó khăn “chồng chất” đối với doanh nghiệp sản xuất và người lao động trong ngành, nhất là sau khi các doanh nghiệp đã phải “gồng mình” sau giai đoạn đại dịch Covid-19 hay những ảnh hưởng mạnh mẽ từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP khi tăng mức xử phạt hành chính đối với hành vi uống rượu, bia còn lái xe.
Các doanh nghiệp sản xuất đồ uống có cồn đối mặt với nhiều khó khăn vì giá nguyên liệu tăng, nhu cầu giảm, dẫn tới doanh thu, lợi nhuận sụt giảm trong năm 2023 và đầu năm 2024. Đã có nhà máy bia phải tạm dừng hoạt động để tìm giải pháp tối ưu cho tài sản, tối ưu hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Gần đây nhất, Heineken Việt Nam đã báo cáo về việc tạm dừng hoạt động dự án Nhà máy Bia Heineken Quảng Nam sau gần 25 năm hoạt động, đồng nghĩa khoảng 100 người lao động tại nhà máy mất việc làm.
Ngành bia, rượu có thực sự bị “sốc thuế”?
Nhiều chuyên gia cũng như các doanh nghiệp quan ngại lộ trình tăng thuế mà Bộ Tài chính đưa ra có thể gây “sốc” lên ngành đồ uống cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Nhưng nhìn lại thực tế, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đã tăng dần đối với các sản phẩm bia, rượu từ nhiều năm trước chứ không phải mới tính đến.
Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế cho biết, thuế bia trước đây là 45% ở giai đoạn 2010-2012 và dần tăng lên mức 65% từ 2018 đến nay và đang tiếp tục tăng với lộ trình dự kiến lên 100% vào năm 2030.
Thuế tăng liên tục trong suốt 10 năm nay, với mức tăng khoảng 5%/năm, nhưng tiêu dùng bình quân đầu người tăng hơn hai lần. Đặc biệt là tác động nghịch của rượu bia khi tỉ lệ người lạm dụng rượu bia có hành vi bạo
hành năm 2010 chỉ chiếm 1,4% dân số nhưng đáng báo động là năm 2016 tỉ lệ này
đã tăng lên đến 14,4%.
“Chỉ khi Nghị định số 100 năm 2019 được Chính phủ thực hiện quyết liệt thì hành vi bạo lực này mới thay đổi. Điều này cho thấy tác động của hành chính mạnh hơn so với tác động về thuế”, ông Phụng nhấn mạnh.
Đáng chú ý, kết quả kinh doanh từ “ông lớn” đầu ngành là Tổng công ty CP Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cho thấy, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp này vẫn tăng trưởng trong suốt giai đoạn nâng thuế tiêu thụ đặc biệt cho mặt hàng bia, rượu.
Cụ thể, năm 2014, Sabeco ghi nhận 24.635 tỷ đồng doanh thu và hơn 2.800 tỷ đồng lãi ròng. Kết quả này tăng đều qua các năm và đạt đỉnh ở mức 38.134 tỷ đồng doanh thu và 5.370 tỷ đồng lợi nhuận vào năm 2019 trước khi đảo chiều giảm từ năm 2020 do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch cũng như Nghị định 100.
Tuy vậy, ngay sau đại dịch Covid-19, năm 2022 cũng chứng kiến kết quả kinh doanh của Sabeco vượt mức kỷ lục năm 2019 và cũng dần chứng kiến sự phục hồi tích cực trong nhiều quý liên tiếp vừa qua.
Một “ông lớn” khác là Heineken cũng ghi nhận công suất nhà máy tại Vũng Tàu tăng hơn 36 lần kể từ năm 2017 và đạt 1,1 tỷ lít/năm.
Đóng cửa nhà máy Quảng Nam nhưng Heineken đã lên kế hoạch “rót” gần 12.600 tỷ đồng cho nhà máy bia có công suất 1,6 tỷ lít hàng năm tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, Bà Rịa -Vũng Tàu.
Có thể thấy, bản thân các doanh nghiệp trong ngành vẫn đảm bảo duy trì được khả năng tăng trưởng dù đối mặt với “gánh nặng” lớn về thuế tiêu thụ đặc biệt trong suốt thập kỷ vừa qua.
Theo đó, các công ty trong ngành vẫn đang thành công trong tiết giảm các chi phí, tối đa hiệu quả hoạt động hiện có. Đồng thời, dù có thời điểm ghi nhận sự sụt giảm về sản lượng do khó khăn chung của kinh tế, việc tăng giá bán vẫn giúp các doanh nghiệp như Sabeco đảm bảo duy trì sự phục hồi, thậm chí tăng trưởng trong kết quả kinh doanh trong nhiều quý liên tiếp.
Công ty chứng khoán Vietcap trong báo cáo cập nhật mới nhất về ngành bia đã nhấn mạnh rằng sản lượng bán bia chỉ bị ảnh hưởng trong hai hoặc ba năm đầu sau khi thực hiện tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và nhìn chung không có tác động đáng kể đến biên lợi nhuận nhờ chuyển phần thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cho người tiêu dùng.
Thậm chí, do các yếu tố nhân khẩu học thuận lợi trong dài hạn của Việt Nam vẫn được duy trì, Vietcap dự báo sản lượng tiêu thụ bia của Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép đạt 5% trong giai đoạn 2023-2028.
Theo ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó tổng giám
đốc Tư vấn thuế Deloitte Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt đóng một vai
trò quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động kinh tế và xã hội ở mức độ
vĩ mô.
Cụ thể, thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những nguồn thu
lớn của ngân sách nhà nước. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong giai đoạn
2017-2023, thuế tiêu thụ đặc biệt đã đóng góp từ 8,3% - 8,8% tổng thu ngân
sách. Đến năm 2023, tỷ lệ này tăng lên khoảng 9,2%, phản ánh sự gia tăng trong
tiêu dùng các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như rượu, bia, thuốc lá và ô
tô.
Điều này cho thấy, mặc dù chỉ tập trung vào một số ít mặt hàng
và dịch vụ, thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn tạo ra nguồn thu lớn nhờ vào đặc tính dễ
thu và mức thuế suất cao đối với các mặt hàng chịu thuế. Với các sản phẩm như
thuốc lá, rượu bia và ô tô, thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra một mức thu đáng kể,
nhờ vào nhu cầu cao và giá trị lớn của những sản phẩm này.
Bên cạnh đó, nhờ áp dụng mức thuế cao hơn đối với các sản phẩm
xa xỉ hoặc có tính tiêu thụ cao trong giới có thu nhập cao, thuế tiêu thụ đặc
biệt gián tiếp làm giảm chênh lệch giàu nghèo, từ đó góp phần chuyển dịch nguồn
thu từ những người nộp thuế có khả năng tài chính lớn vào ngân sách nhà nước.
Cuối cùng, từ góc độ vĩ mô, thuế tiêu thụ đặc biệt đóng vai
trò quan trọng trong việc định hướng sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Đối với những sản phẩm có nguy cơ gây hại cho sức khỏe cộng
đồng như thuốc lá và rượu bia, thuế tiêu thụ đặc biệt không chỉ là một công cụ
thu thuế mà còn là biện pháp kiểm soát và hạn chế tiêu dùng, từ đó bảo vệ sức
khỏe cộng đồng và giảm chi phí y tế cho Nhà nước.
Bia rượu có thể bị áp thuế lên tới 100%
Cân nhắc lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu
Một số chuyên gia cho rằng việc tăng quá nhanh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu có thể gây ra tác động tiêu cực.
Doanh nghiệp bia rượu lo sốc thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt tăng nhanh trong vài năm tới sẽ khiến doanh nghiệp bia rượu tiếp tục khó khăn, thậm chí khó có phương án kinh doanh hợp lý.
Bia rượu có thể bị áp thuế lên tới 100%
Trong phân tích các phương án áp thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu, Bộ Tài chính đang kiến nghị lựa chọn phương án mức thuế 100% vào năm 2030.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.