Bia rượu có thể bị áp thuế lên tới 100%

Phương Anh Thứ sáu, 02/08/2024 - 21:12

Trong phân tích các phương án áp thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu, Bộ Tài chính đang kiến nghị lựa chọn phương án mức thuế 100% vào năm 2030.

Hai phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Bà Nguyễn Thúy Anh, đại diện của Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế, mới đây cho biết, Bộ Tài chính hiện đang đề xuất hai giải pháp đối với tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng bia, rượu và nghiêng về phương án có mức thuế cao hơn. 

Theo phương án được Bộ kiến nghị lựa chọn, vào năm 2030, rượu từ 20 độ trở lên và bia sẽ có mức thuế suất là 100%, rượu dưới 20 độ là 70%.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc tăng thuế này sẽ làm tăng giá bán, góp phần hạn chế việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này. Qua đó, hạn chế tác hại của việc uống rượu, bia nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.

Mặt khác, việc định hướng, hạn chế tiêu dùng các sản phẩm rượu, bia góp phần kiểm soát được yếu tố nguy cơ gây bệnh, làm giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong, từ đó giảm áp lực lên hệ thống y tế, giảm quá tải bệnh viện.

Tăng thuế không chỉ góp phần giảm sử dụng ở cả nam và nữ, mà còn cản trở tiếp cận của vị thành niên do giá bán tăng...

Với phương án mức thuế cao hơn, Bộ Tài chính nhận định sẽ làm tăng thu ngân sách nhà nước nhiều hơn. Cùng với đó, mức tăng thuế cao đáng kể nên sẽ có tác động ngay lập tức đến giảm sử dụng rượu, bia hiệu quả nhanh hơn ngay từ năm 2026.

Ở chiều tiêu cực, phương án này sẽ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực rượu, bia do tác động giảm tiêu thụ, bà Nguyễn Thúy Anh cho biết tại tọa đàm về chính sách thuế với đồ uống có cồn mới đây.

Cần hài hòa lợi ích giữa các bên

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA), đồng tình với việc xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu để hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế.

Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng, việc tăng thuế TTĐB cao và đột ngột có thể không mang lại hiệu quả như mục tiêu đề ra.

Nguyên nhân là bởi việc tăng như vậy có thể dẫn tới việc hàng nhập lậu tăng, người tiêu dùng chuyển sang uống rượu, bia nhập lậu hoặc chuyển sang cơ chế tự cung, tự cấp và bán lấy lãi bằng cách dân tự nấu rượu, tự pha chế.

Điều này sẽ dẫn tới giảm mức thuế phải nộp và không đảm bảo chất lượng sản phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Cơ quan soạn thảo cần xem xét cân nhắc mức tăng, lộ trình sao cho phù hợp, hài hòa, vừa đảm bảo sức khỏe cộng đồng, vừa tránh đột ngột, tạo ra cú sốc cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia – rượu – nước giải khát

PGS.TS Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia – rượu – nước giải khát, dẫn số liệu thống kê cho biết, trong số khoảng 500 triệu lít rượu được sản xuất tại Việt Nam hiện nay, có đến 80% là rượu trôi nổi. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngộ độc methanol diễn ra liên tục trong thời gian qua.

Cùng với đó, có đến 75% số lượng rượu bán ra thị trường hiện nay trốn thuế, dẫn tới thất thu khoảng 1 tỷ USD.

Trong khi đó, những sản phẩm đồ uống có cồn do các doanh nghiệp sản xuất lại đang chịu tới 15 loại thuế, phí.

Ngành đồ uống đóng góp vào ngân sách khoảng 60 nghìn tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm trực tiếp tại các nhà máy và gián tiếp tại các chuỗi cung ứng, dịch vụ, công nghiệp phụ trợ liên quan cả triệu lao động...

“Từ năm 2020 đến nay, do chịu nhiều tác động, ngành đồ uống gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng tiêu thụ giảm mạnh, nhà hàng bia vắng khách, nhiều người lao động bị mất việc làm, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của các doanh nghiệp đều giảm”, ông Việt cho hay.

Ông cũng nhấn mạnh, trong điều kiện ngành gặp nhiều khó khăn hiện nay, cơ quan soạn thảo cần xem xét cân nhắc mức tăng, lộ trình sao cho phù hợp, hài hòa, vừa đảm bảo sức khỏe cộng đồng, vừa tránh đột ngột, tạo ra cú sốc cho doanh nghiệp.

“Một chính sách nên ổn định ít nhất 10 năm để các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư sản xuất, có thời gian để thích ứng và phục hồi kinh tế, tiếp tục đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, ông Việt kiến nghị.

Hệ lụy nếu nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Hệ lụy nếu nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiêu điểm -  2 tháng
Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường được nhận định có thể khiến mục tiêu chính sách không đạt được nhưng lại ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp.
Hệ lụy nếu nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Hệ lụy nếu nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiêu điểm -  2 tháng
Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường được nhận định có thể khiến mục tiêu chính sách không đạt được nhưng lại ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp.
Heineken lo ngại bị 'sốc thuế' vì đề xuất tăng thuế bia

Heineken lo ngại bị 'sốc thuế' vì đề xuất tăng thuế bia

Tiêu điểm -  2 tháng

Heineken Việt Nam cho rằng, nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đến 90 - 100% với sản phẩm bia từ 2026 đến 2030 như Bộ Tài chính đề xuất, sẽ gây nhiều hệ lụy với nền kinh tế.

Doanh nghiệp lo ngại về đề xuất thuế giá trị gia tăng

Doanh nghiệp lo ngại về đề xuất thuế giá trị gia tăng

Diễn đàn quản trị -  2 tháng

Nếu những kiến nghị của doanh nghiệp không được xem xét thấu đáo, việc thực thi Luật Thuế giá trị gia tăng sau khi sửa đổi sẽ gặp nhiều vướng mắc, môi trường đầu tư bị ảnh hưởng.

Doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế lần thứ 6

Doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế lần thứ 6

Tiêu điểm -  2 tháng

Chính phủ đưa ra chính sách gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, VAT, tiền thuê đất năm 2024 trong bối cảnh các doanh nghiệp gặp khó khăn.

Doanh nghiệp mất tiền vì giảm thuế VAT nhưng thiếu hướng dẫn

Doanh nghiệp mất tiền vì giảm thuế VAT nhưng thiếu hướng dẫn

Tiêu điểm -  3 tháng

Khó khăn trong việc xác định thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) 8% hay 10% làm phát sinh chi phí xã hội và rủi ro kinh doanh.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  3 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  4 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  19 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  23 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  23 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  1 ngày

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  1 ngày

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.