Doanh nghiệp bia rượu lo sốc thuế tiêu thụ đặc biệt

Kiều Mai Thứ sáu, 09/08/2024 - 16:34

Thuế tiêu thụ đặc biệt tăng nhanh trong vài năm tới sẽ khiến doanh nghiệp bia rượu tiếp tục khó khăn, thậm chí khó có phương án kinh doanh hợp lý.

Doanh nghiệp bia rượu lo khó khăn chồng chất

Bộ Tài chính hiện đang đề xuất hai giải pháp tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia, rượu và nghiêng về phương án có mức thuế cao hơn.

Theo phương án này, vào năm 2030, tức là chỉ sáu năm nữa, rượu từ 20 độ trở lên và bia sẽ có mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 100%, rượu dưới 20 độ là 70%, cao hơn đáng kể mức thuế hiện nay lần lượt là 65% và 35%.

Với doanh nghiệp, việc tăng thuế này là một cú sốc, nằm ngoài dự đoán và ước tính của lãnh đạo doanh nghiệp, theo bà Nguyễn Thanh Thùy Linh, Giám đốc Pháp lý, tuân thủ và quan hệ chính phủ tại Tập đoàn Carlsberg Việt Nam.

Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp không biết xây dựng kế hoạch kinh doanh ra sao, có nên mở rộng quy mô trong thời gian tới hay không.

Do vậy, bà kiến nghị, việc tăng thuế cần có kế hoạch dài hơn, “chỉ nên xảy ra 2 – 3 năm sau khi công bố để doanh nghiệp có phương án kinh doanh phù hợp với thị trường”.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoàng Giang, Tổng giám đốc Công ty Thương mại Bia Sài Gòn (Satraco, đơn vị thành viên của Sabeco), nhấn mạnh, việc tăng thuế liên tục trong sáu năm tới là cú sốc với ngành bia và doanh nghiệp.

Nguyên nhân là bởi trong bối cảnh chưa nhìn thấy triển vọng sáng sủa cho những năm tới, việc tăng thuế có thể làm cho doanh nghiệp khó khăn, kiệt quệ, gia tăng rủi ro đóng các nhà máy nhỏ, gây ảnh hưởng đến công ăn việc làm cho người lao động, giảm đóng thuế cho ngân sách nhà nước.

Điều này càng nghiêm trọng hơn khi doanh nghiệp vốn đã phải đối mặt với việc giá nguyên liệu tăng cao do những biến động trên thế giới thời gian qua, sức mua giảm đáng kể dưới áp lực của Nghị định 100.

Theo đề xuất của Bộ Tài chính, đến năm 2030, bia sẽ có mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 100%. Ảnh: Hoàng Anh

“Việc tăng thuế đã diễn ra ở các quốc gia trên toàn thế giới, giúp tăng ngân sách cho nhà nước. Tuy nhiên, với việc tăng nhanh trong thời gian ngắn giữa bối cảnh hiện nay thì chúng tôi khá lo lắng”, ông Giang bày tỏ.

Vì vậy, ông khuyến nghị, mức tăng và tốc độ tăng nên được cân nhắc ở mức hợp lý hơn, đảm bảo lợi ích cho cả ba bên: nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Bà Trịnh Thị Vân Giang, đại diện Tiểu ban rượu vang và rượu mạnh thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), cho biết thêm, việc tăng thuế sẽ buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm rất nhiều chi phí hoạt động trong khi ngành rượu vang, rượu mạnh đã và đang đóng góp nhiều cho nền kinh tế Việt Nam.

Ngoài những khó khăn trên, các doanh nghiệp trong ngành hàng rượu vang và rượu mạnh còn phải đối mặt với những đề xuất và quy định trong thời gian tới như tăng thuế giá trị gia tăng, thuế tối thiểu toàn cầu cũng như những quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Trong khi đó, mặt hàng đồ uống có cồn không được hưởng hỗ trợ về VAT như ngành hàng khác.

Đề xuất giãn lộ trình thuế tiêu thụ đặc biệt

Tại tọa đàm về thuế tiêu thụ đặc biệt mới đây của Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam, đại diện CTCP Rượu và nước giải khát Hà Nội nhận định, việc tăng thuế nhanh như dự thảo hoàn toàn không mang lại tác dụng giảm lượng tiêu dùng hay bảo vệ người tiêu dùng như mục tiêu đề ra.

Nguyên nhân là bởi khi thuế cao hơn sẽ dẫn tới giá thành sản phẩm cao hơn, người tiêu dùng càng có xu hướng chuyển sang các loại rượu nhái có giá thành thấp hơn hoặc sử dụng các loại rượu tự nấu khó kiểm soát chất lượng. Điều này đã được nhận thấy trong nhiều năm qua sau mỗi lần điều chỉnh thuế.

Vị này khuyến nghị, cần xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp và đề xuất, chỉ nên tăng tối đa 15% từ mức hiện nay, nghĩa là thuế suất tối đa 80% vào năm 2030.

Đồng quan điểm, bà Trần Ngọc Ánh, Giám đốc Quan hệ đối ngoại cấp cao của Heineken Việt Nam, cũng cho rằng, việc tăng thuế sốc sẽ khiến người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, vừa ảnh hưởng sức khoẻ, vừa gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Ước tính, nếu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tăng theo lộ trình đang được Bộ Tài chính đề xuất, giá sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gia tăng 20% và sẽ dẫn tới sụt giảm sản lượng và mức thuế đóng góp cho ngân sách như đã từng xảy ra trong năm ngoái.

Bà kiến nghị, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia sẽ giữ ổn định ở mức 65% trong ba năm đầu tiên kể từ ngày luật có hiệu lực và sau đó, tăng theo lộ trình ba năm một lần, không quá 3 – 5% mỗi lần, phù hợp với kịch bản kinh tế thế giới và Việt Nam.

Cùng với đó, cần tách biểu thuế để tạo ra sự khuyến khích đổi mới, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm có nồng độ cồn thấp hơn, tạo ra sự nhất quán và công bằng giữa các sản phẩm rượu và bia.

Theo phương án đánh thuế TTĐB đang được Bộ Tài chính kiến nghị lựa chọn, thuế suất đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên là 80% từ năm 2026, sau đó tăng dần 5% mỗi năm (85% từ năm 2027, 90% từ năm 2028, 95% từ năm 2029 và ở mức 100% từ năm 2030).

Đối với mặt hàng rượu dưới 20 độ, lộ trình tăng mỗi năm cũng tương tự. Mức thuế suất theo đề xuất là 50% từ năm 2026, 55% từ năm 2027, 60% từ năm 2028, 65% từ năm 2029 và 70% từ năm 2030.

Đối với mặt hàng bia, mức thuế suất đang được kiến nghị ở mức 80% từ năm 2026, 85% từ năm 2027, 90% từ năm 2028, 95% từ năm 2029 và 100% từ năm 2030.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc tăng thuế này sẽ làm tăng giá bán, góp phần hạn chế việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này. Qua đó, hạn chế tác hại của việc uống rượu, bia nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.

Mặt khác, việc định hướng, hạn chế tiêu dùng các sản phẩm rượu, bia góp phần kiểm soát được yếu tố nguy cơ gây bệnh, làm giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong, từ đó giảm áp lực lên hệ thống y tế, giảm quá tải bệnh viện.

Tăng thuế không chỉ góp phần giảm sử dụng ở cả nam và nữ, mà còn cản trở tiếp cận của vị thành niên do giá bán tăng...

Với phương án mức thuế cao hơn, Bộ Tài chính nhận định sẽ làm tăng thu ngân sách nhà nước nhiều hơn. Cùng với đó, mức tăng thuế cao đáng kể nên sẽ có tác động ngay lập tức đến giảm sử dụng rượu, bia hiệu quả nhanh hơn ngay từ năm 2026.

Ở chiều tiêu cực, phương án này sẽ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực rượu, bia do tác động giảm tiêu thụ.

Hệ lụy nếu nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Hệ lụy nếu nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiêu điểm -  1 tháng
Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường được nhận định có thể khiến mục tiêu chính sách không đạt được nhưng lại ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp.
Hệ lụy nếu nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Hệ lụy nếu nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiêu điểm -  1 tháng
Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường được nhận định có thể khiến mục tiêu chính sách không đạt được nhưng lại ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp.
Heineken lo ngại bị 'sốc thuế' vì đề xuất tăng thuế bia

Heineken lo ngại bị 'sốc thuế' vì đề xuất tăng thuế bia

Tiêu điểm -  2 tháng

Heineken Việt Nam cho rằng, nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đến 90 - 100% với sản phẩm bia từ 2026 đến 2030 như Bộ Tài chính đề xuất, sẽ gây nhiều hệ lụy với nền kinh tế.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia sa sút

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành bia sa sút

Doanh nghiệp -  7 tháng

Các doanh nghiệp ngành bia đều chứng kiến kết quả kinh doanh tụt dốc do ảnh hưởng từ kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông cũng như xu hướng giảm tiêu thụ của người dùng.

Phạt nặng người uống rượu bia lái xe: Các hãng bia 'phàn nàn' vì sụt doanh số

Phạt nặng người uống rượu bia lái xe: Các hãng bia 'phàn nàn' vì sụt doanh số

Tiêu điểm -  4 năm

Doanh số bán bia tại Việt Nam đã giảm ít nhất 25% kể từ khi các hình phạt nghiêm khắc đối với các tài xế uống bia có hiệu lực vào ngày 1/1 vừa qua.

Box Dance khuấy động mô hình trò chơi thể thao cho giới trẻ

Box Dance khuấy động mô hình trò chơi thể thao cho giới trẻ

Doanh nghiệp -  23 phút

Box Dance đã nhận đầu tư 10 tỷ đồng tại Shark Tank Việt Nam, khi thuyết phục được Shark Minh Beta về tính khả thi của mô hình trò chơi thể thao cho giới trẻ.

Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục đổ xô lập tài khoản chứng khoán

Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục đổ xô lập tài khoản chứng khoán

Tiêu điểm -  42 phút

Dù thị trường không mấy khởi sắc, tháng 8 tiếp tục chứng kiến kỷ lục về số nhà đầu tư cá nhân mở mới tài khoản chứng khoán.

Thiết kế đẳng cấp nâng tầm chuẩn sống tại Pearl Residence

Thiết kế đẳng cấp nâng tầm chuẩn sống tại Pearl Residence

Bất động sản -  1 giờ

Tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence nổi bật với vị trí đắc địa sát biển cùng mật độ xây dựng thấp, hệ thống tiện ích cao cấp bậc nhất “đất vàng xứ Nghệ” Cửa Lò.

PVcomBank ra mắt tính năng 'quỹ hội nhóm' trên PVConnect

PVcomBank ra mắt tính năng 'quỹ hội nhóm' trên PVConnect

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

PVcomBank đã triển khai tính năng “quỹ hội nhóm” trên PVConnect, giúp người dùng dễ dàng theo dõi, quản lý các khoản chi tiêu chung một cách minh bạch, hiệu quả.

Phú Long khởi công căn hộ xanh - sức khỏe Essensia Sky

Phú Long khởi công căn hộ xanh - sức khỏe Essensia Sky

Bất động sản -  1 giờ

Essensia Sky gồm tòa tháp đôi với cầu nối trên không, cao 26 tầng, mật độ xây dựng chỉ 33%, phần còn lại dành cho các công trình xanh và tiện ích.

Saigonres khát vốn

Saigonres khát vốn

Doanh nghiệp -  1 giờ

Bên cạnh nhu cầu vốn triển khai đầu tư trên quỹ đất hiện có, Saigonres cần bổ sung năng lực tài chính để gom thêm các dự án mới.

Moody's giữ mức Ba3 và triển vọng 'Ổn định' cho SeABank

Moody's giữ mức Ba3 và triển vọng 'Ổn định' cho SeABank

Tài chính -  6 giờ

SeABank được Moody’s giữ nguyên xếp hạng tiền gửi dài hạn ở mức Ba3 với triển vọng "Ổn định", phản ánh vốn hóa cao và chất lượng tài sản ổn định của ngân hàng.