Tiêu điểm
Tăng trưởng GDP có khả năng thấp kỷ lục vì Covid-19
Theo Ngân hàng thế giới, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 có thể chỉ ở mức 1,5% trong trường hợp Covid-19 kéo dài, kinh tế trong nước và ngoài nước phục hồi chậm.
Mặc dù viễn cảnh nền kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi trong trung hạn, tăng trưởng GDP sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19, Ngân hàng thế giới (World Bank) đánh giá trong ấn phẩm cập nhật khu vực Đông Á – Thái Bình Dương mới đây.
Theo kịch bản cơ sở, ước tính sơ bộ cho thấy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có thể về mức 4,9% năm 2020, tương đương giảm 1,6 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.
Theo kịch bản tình huống thấp hơn với giả sử dịch Covid-19 kéo dài, nền kinh tế trong nước và thế giới phục hồi chậm, tăng trưởng GDP sẽ chỉ còn mức 1,5%, thấp nhất trong hàng chục năm qua.
Dù vậy, Việt Nam vẫn là một trong ba thị trường đang phát triển tại khu vực có tăng trưởng cao hàng đầu, cùng với Lào và Myanmar.
Trong trung hạn, tăng trưởng dự báo sẽ quay lại lên đến 7,5% trong năm 2021 và hội tụ quanh mức khoảng 6,5% năm 2022 nhờ sức cầu bên ngoài được cải thiện, ngành dịch vụ được củng cố và sản xuất nông nghiệp dần được khôi phục.
Du lịch, chế tạo và chế biến là các ngành chịu tác động tiêu cực quan trọng nhất của dịch bệnh do các chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Áp lực lạm phát dự báo sẽ tăng lên tạm thời, phản ánh bất định về giá lương thực, thực phẩm và nhiên liệu, cũng như khả năng bị gián đoạn thương mại.
Trong điều kiện nhiều hộ gia đình hiện nay sinh sống phụ thuộc vào lương, kể cả ở các vùng nông thôn, suy giảm trong các ngành du lịch, khách sạn và nhà hàng, sản xuất và chế biến có thể tạm thời làm tăng tỷ lệ nghèo trong nửa đầu năm 2020.
Vị thế kinh tế đối ngoại được dự báo sẽ xấu đi trong năm 2020 chủ yếu do suy giảm về xuất khẩu dịch vụ (du lịch) và dòng vốn FDI đổ vào ít hơn.
Bội chi ngân sách tạm thời tăng lên trong năm 2020 do thu ngân sách thấp hơn và do triển khai gói kích cầu tài khóa nhằm phần nào bù đắp tác động tiêu cực của đại dịch toàn cầu với nền kinh tế Việt Nam.
Nỗ lực củng cố tình hình tài khóa dự kiến sẽ tiếp diễn từ năm 2021 trở đi, qua đó tiếp tục làm giảm tỷ lệ nợ công trên GDP.
Trong thời gian tới, Việt Nam có thể quản lý được những rủi ro bên ngoài nêu trên bằng cách đa dạng hóa thị trường thương mại và cải thiện năng lực cạnh tranh thông qua tuân thủ theo các hiệp định thương mại thế hệ mới, ví dụ như hiệp định giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVTFA).
Biến động toàn cầu tăng lên càng cho thấy nhu cầu phải duy trì chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh, bao gồm triển khai những cải cách cơ cấu theo kế hoạch, ví dụ như cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra là vừa phải thúc đẩy tiến trình đó vừa phải duy trì một xã hội công bằng ở mỗi địa phương và giữa các khu vực trong cả nước, trong điều kiện tỷ lệ nghèo đang giảm nhanh nhưng vẫn tập trung ở một số địa bàn và ở các nhóm dân tộc thiểu số.
World Bank: Những rủi ro đằng sau tăng trưởng tích cực của Việt Nam
Ngân hàng thế giới tăng gói hỗ trợ Covid-19 lên 14 tỷ USD
Gói hỗ trợ sẽ giúp tăng cường các hệ thống ứng phó y tế công cộng, bao gồm kiểm soát dịch bệnh, chẩn đoán và điều trị và hỗ trợ khu vực tư nhân trước tác động của Covid-19.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'
Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.
Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.
Khai mạc lễ hội nướng BBQ từ 15 quốc gia và 120 loại bia thủ công tại Ocean City
Hơn chục ngàn du khách trong nước và quốc tế hào hứng tận hưởng lễ hội nướng BBQ và bia quốc tế tại Ocean City Hà Nội ngay trong ngày khai mạc.
Vincom Mega Mall Vũ Yên: Biểu tượng bán lẻ mới của Hải Phòng sắp ra mắt
Dự kiến quý III/2025, Hải Phòng sẽ đón chào Vincom Mega Mall Vũ Yên, dấu ấn hoàng gia giữa lòng "đảo tỷ phú" Vinhomes Royal Island.
MSB tài trợ nâng cấp phòng học và xây công trình vệ sinh tại Huế
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa phối hợp cùng chính quyền xã Đông Sơn, huyện A Lưới, Phòng Giáo dục và đào tạo địa phương tổ chức lễ khởi công xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học tại trường Tiểu học Đông Sơn.
Vingroup tài trợ 1.000 tỷ đồng cho 'đề án cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia'
Tập đoàn Vingroup công bố tài trợ 1.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ triển khai đề án cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia, giai đoạn 2025 – 2030; đồng thời ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) triển khai thí điểm tại Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và Kiên Giang.