World Bank: Những rủi ro đằng sau tăng trưởng tích cực của Việt Nam

Phương Anh Thứ tư, 18/12/2019 - 08:15

Mặc dù được đánh giá đạt những kết quả ấn tượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chững lại, Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn miễn dịch với các cú sốc bên ngoài.

Tăng trưởng xuất khẩu giảm rõ rệt cho thấy Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới.

Trong báo cáo Điểm lại mới đây, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong năm 2019 với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,8%, sau đó dần xoay quanh 6,5% trong ba năm tiếp theo, bám theo xu hướng sản lượng tiềm năng.

Lạm phát năm vẫn được duy trì ở mức khoảng 3%, kể cả khi có một số áp lực phát sinh trong thời gian tới do kế hoạch của Chính phủ nhằm tăng giá các mặt hàng thuộc quản lý của Nhà nước.

Nợ công giảm gần 8 điểm phần trăm GDP so với năm 2016 và thương mại thặng dư liên tiếp bốn năm qua. Xuất khẩu dự kiến tăng 8% trong năm 2019, cao hơn gần 4 lần so với bình quân trên thế giới.

World Bank đánh giá Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài với bình quân dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết gần 3 tỷ USD mỗi tháng.

Bên cạnh đó, tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình là một yếu tố ngày càng quan trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP, khi tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh và mức lương tăng lên.

Các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng, Chính phủ đã tạo được dư địa tài khóa nhất định thông qua chính sách tài khóa thận trọng.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn miễn dịch với các cú sốc bên ngoài, minh chứng là tăng trưởng xuất khẩu giảm từ 21% năm 2017 xuống còn 8% năm 2019. Tăng trưởng xuất khẩu còn giảm rõ rệt hơn nếu nhìn vào các thị trường xuất khẩu ngoài Mỹ khi chỉ tăng được 3,6% trong 11 tháng đầu năm 2019.

FDI vào các cơ sở sản xuất kinh doanh mới cũng tăng chậm lại 30% so với hai năm trước đó, kể cả sau khi đã tính đến sự tăng trưởng trong đầu tư qua kênh mua bán sáp nhập (M&A).

Xử lý những hạn chế về huy động tài chính cho doanh nghiệp cần nhận được sự quan tâm cao nhất của các nhà hoạch định chính sách nếu Việt Nam muốn tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bao trùm...

Ông Ousmane Dione

Giám đốc quốc gia World Bank Việt Nam

Mặc dù đóng góp nhiều cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao của Việt Nam, các doanh nghiệp FDI cũng là các doanh nghiệp nhập khẩu lớn. Theo ước tính bình quân, cứ mỗi 1 USD xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thì có khoảng 0,4 USD được dùng để mua vật tư đầu vào từ nước ngoài. Tỷ lệ như vậy là tương đối cao theo các chuẩn mực quốc tế.

Một quan ngại nữa là FDI tập trung chủ yếu ở các ngành chế tạo, chế biến xuất khẩu, đòi hỏi kỹ năng thấp, không có nhiều tiềm năng tăng lương thực tế cho lực lượng lao động trong nước.

Triển vọng trong trung hạn của Việt Nam vẫn có một số rủi ro theo hướng suy giảm cả từ trong nước và bên ngoài.

Nhìn từ trong nước, chậm trễ trong triển khai những cải cách cơ cấu có thể làm cho viễn cảnh tăng trưởng trung hạn trở nên xấu đi. Chương trình cổ phần hóa và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sau khi được khởi đầu đầy hứa hẹn vào năm 2017 đã bị chững lại đáng kể trong những tháng qua.

Nhìn từ bên ngoài, tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể ảnh hưởng xấu đến đà xuất khẩu trong ngắn hạn, trong khi đó nền kinh tế Việt Nam vẫn dễ bị ảnh hưởng nếu nền kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm qua các kênh thương mại và đầu tư.

Sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài có thể nguội đi khi nhiều nhà đầu tư có thể đình hoãn hoặc hủy dự án. Nếu cả xuất khẩu và dòng vốn FĐI đều chững lại, nền kinh tế Việt Nam có thể mất đi động lực tăng trưởng chính.

Xét những rủi ro bên ngoài nêu trên, đồng thời để mang đến động lực tăng trưởng bổ sung cho nền kinh tế, báo cáo khuyến nghị cần ưu tiên phát triển khu vực tư nhân vững mạnh và năng động.

Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động ở thị trường trong nước vẫn đang phải đối mặt với những trở ngại lớn, hạn chế sự phát triển, trong đó được nói đến nhiều nhất là khả năng tiếp cận tín dụng.

“Xử lý những hạn chế về huy động tài chính cho doanh nghiệp cần nhận được sự quan tâm cao nhất của các nhà hoạch định chính sách nếu Việt Nam muốn tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bao trùm hướng tới trở thành quốc gia thu nhập cao trong những thập kỷ tới”, ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia World Bank Việt Nam nhấn mạnh. 

World Bank ‘bắt mạch’ 2 lĩnh vực cần cải cách của Việt Nam

World Bank ‘bắt mạch’ 2 lĩnh vực cần cải cách của Việt Nam

Tiêu điểm -  5 năm
Bên cạnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các hành động cần được xác định rõ và khả thi về mặt thực thi, đại diện World Bank nhấn mạnh.
World Bank ‘bắt mạch’ 2 lĩnh vực cần cải cách của Việt Nam

World Bank ‘bắt mạch’ 2 lĩnh vực cần cải cách của Việt Nam

Tiêu điểm -  5 năm
Bên cạnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các hành động cần được xác định rõ và khả thi về mặt thực thi, đại diện World Bank nhấn mạnh.
World Bank hỗ trợ 80 triệu USD cho dịch vụ y tế cơ sở

World Bank hỗ trợ 80 triệu USD cho dịch vụ y tế cơ sở

Phát triển bền vững -  5 năm

Khoản tín dụng này của Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện chất lượng và tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cơ sở tại 13 tỉnh với ưu tiên cho các khu vực tập trung nhiều người nghèo.

World Bank hỗ trợ gần 195 triệu USD cho 4 đô thị

World Bank hỗ trợ gần 195 triệu USD cho 4 đô thị

Phát triển bền vững -  5 năm

Khoản tín dụng trị giá 194,36 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhằm hỗ trợ 4 đô thị vừa của Việt Nam xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu và tăng cường năng lực quy hoạch đô thị.

Xây dựng thương hiệu tinh gọn: Chiến lược hiệu quả cho SME và startup

Xây dựng thương hiệu tinh gọn: Chiến lược hiệu quả cho SME và startup

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Cuốn "Xây dựng thương hiệu tinh gọn" cung cấp giải pháp hiệu quả giúp SME và startup vượt qua hạn chế nguồn lực, phát triển thương hiệu bền vững.

'Núi' tiền mặt đem về nghìn tỷ lợi nhuận cho nhóm dầu khí

"Núi" tiền mặt đem về nghìn tỷ lợi nhuận cho nhóm dầu khí

Doanh nghiệp -  2 giờ

Fitch Ratings dự báo ​​Lọc hóa dầu Bình Sơn duy trì vị thế tiền mặt ròng trong 4-5 năm tới, bất chấp giả định về giá dầu đang đà giảm cùng kế hoạch đầu tư lớn.

Manulife Việt Nam và Techcombank ngưng hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền

Manulife Việt Nam và Techcombank ngưng hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Các quyền lợi chính đáng và hợp pháp của khách hàng theo các hợp đồng bảo hiểm đã ký với Manulife sẽ được Manulife đảm bảo và Techcombank cam kết sẽ đồng hành cùng với khách hàng.

Những địa danh nổi tiếng ở Hà Nội còn mãi với thời gian

Những địa danh nổi tiếng ở Hà Nội còn mãi với thời gian

Ống kính -  2 giờ

Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, quảng trường Ba Đình... là biểu tượng của thủ đô, là nơi mà du khách trong và ngoài nước đều muốn ghé thăm khi tới Hà Nội.

Nhà phố, biệt thự sinh thái ngoại đô được “săn lùng”

Nhà phố, biệt thự sinh thái ngoại đô được “săn lùng”

Bất động sản -  2 giờ

Quyết định mua một căn nhà để ở hay đầu tư, khách hàng không chỉ quan tâm chất lượng, tiến độ xây hay thiết kế mà không gian và môi trường sống cũng là yếu tố quan trọng.

LPBank ra mắt sản phẩm tiết kiệm online trên Viettel Money

LPBank ra mắt sản phẩm tiết kiệm online trên Viettel Money

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

LPBank cùng Viettel Digital mang đến cho khách hàng sản phẩm gửi tiết kiệm online ngay trên ứng dụng Viettel Money.

Ra mắt giải pháp giao dịch bất động sản trực tuyến Vinhomes Market

Ra mắt giải pháp giao dịch bất động sản trực tuyến Vinhomes Market

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Vinhomes hôm nay ra mắt giải pháp giao dịch bất động sản từ trực tuyến đến trực tiếp Vinhomes Market tại website https://market.vinhomes.vn.