Tiêu điểm
Ngân hàng thế giới tăng gói hỗ trợ Covid-19 lên 14 tỷ USD
Gói hỗ trợ sẽ giúp tăng cường các hệ thống ứng phó y tế công cộng, bao gồm kiểm soát dịch bệnh, chẩn đoán và điều trị và hỗ trợ khu vực tư nhân trước tác động của Covid-19.

Hội đồng quản trị Ngân hàng thế giới và IFC vừa phê duyệt gói hỗ trợ nhanh 14 tỷ USD để giúp các công ty và các quốc gia đang nỗ lực ngăn chặn, ứng phó và kiểm soát sự lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19.
Gói hỗ trợ sẽ giúp tăng cường các hệ thống ứng phó y tế công cộng, bao gồm kiểm soát dịch bệnh, chẩn đoán và điều trị và hỗ trợ khu vực tư nhân.
IFC, một thành viên của nhóm Ngân hàng thế giới, sẽ tăng gói hỗ trợ lên tới 8 tỷ USD từ mức 6 tỷ USD theo đề xuất ban đầu để hỗ trợ các công ty tư nhân và người lao động khắc phục đợt suy thoái kinh tế do tình trạng lây lan nhanh chóng của Covid-19.
IFC sẽ tài trợ cho các ngân hàng đang là khách hàng của IFC, giúp các ngân hàng này có thể tiếp tục cung cấp tài trợ thương mại, hỗ trợ vốn lưu động và cho vay trung hạn cho các công ty tư nhân đang gặp khó khăn do tình trạng gián đoạn của chuỗi cung ứng.
Trong gói hỗ trợ này, IFC sẽ giúp những khách hàng thuộc các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch - như du lịch và sản xuất - duy trì khả năng chi trả của họ.
Gói hỗ trợ cũng dành cho các ngành liên quan đến hoạt động ứng phó với dịch bệnh, bao gồm y tế và các ngành có liên quan, là những ngành đang phải đối mặt với nhu cầu tăng cao về dịch vụ, thiết bị y tế và dược phẩm.
Gói 14 tỷ USD mới này bao gồm 2 tỷ USD được bổ sung vào gói tài trợ ban đầu trị giá 12 tỷ USD được tung ra ngày 3/3/2020, trong đó có 6 tỷ USD của Ngân hàng thế giới để củng cố các hệ thống y tế và kiểm soát dịch bệnh và 6 tỷ USD của IFC như là phao cứu sinh cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, là những doanh nghiệp dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc kinh tế.
IFC đã bắt đầu tiến hành triển khai gói hỗ trợ 8 tỷ USD này như tăng hạn mức tài trợ thương mại cho bốn ngân hàng tại Việt Nam lên 294 triệu USD để những ngân hàng này có thể tiếp tục tài trợ các công ty có nhu cầu, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ông Philippe Le Houérou, Tổng giám đốc IFC đánh giá đại dịch này không chỉ lấy đi nhiều mạng sống mà tác động của nó đối với các nền kinh tế và mức sống có thể còn kéo dài rất lâu sau giai đoạn khẩn cấp về y tế.
Với việc bảo đảm khách hàng duy trì được hoạt động trong giai đoạn này, IFC hy vọng khu vực tư nhân ở các nước đang phát triển sẽ có điều kiện tốt hơn để giúp các nền kinh tế phục hồi nhanh chóng hơn. Nhờ đó, các nhóm dễ bị tổn thương sẽ nhanh chóng phục hồi được sinh kế và tiếp tục đầu tư trong tương lai.
Từng huy động vốn một cách nhanh chóng tại thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và dịch Ebola ở Tây Phi, IFC đã thành công trong việc thực hiện các sáng kiến hỗ trợ để giải quyết những cuộc khủng hoảng toàn cầu và khu vực cản trở hoạt động của khu vực tư nhân và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.
“Điều quan trọng là chúng ta rút ngắn được thời gian phục hồi. Gói tài trợ này hỗ trợ khẩn cấp các doanh nghiệp và người lao động giảm thiểu các tác động kinh tế - tài chính của dịch Covid-19,” Chủ tịch nhóm Ngân hàng thế giới David Malpass phát biểu.
Nhóm Ngân hàng Thế giới cam kết hỗ trợ ứng phó nhanh và linh hoạt dựa trên nhu cầu cứu trợ của các nước đang phát triển. Các hoạt động hỗ trợ đã và đang diễn ra, và các công cụ tài trợ mở rộng được phê duyệt ngày hôm nay sẽ giúp duy trì các nền kinh tế, các doanh nghiệp và việc làm.
Ban hành thông tư hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid-19
Hạ lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp chống cú sốc Covid-19: Thuốc có đúng bệnh?
Các chuyên gia khuyến cáo trong những trường hợp chống cú sốc ngắn hạn như hiện nay, chính sách tài khóa nên được ưu tiên hơn là chính sách tiền tệ.
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Vsipgroup sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của Vsipgroup tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ Vsip Thái Bình đã được trao.
Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.
Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An
Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đầu tư và thương mại Việt Nam – Singapore: Đột phá trong quan hệ mới
Quan hệ Việt Nam – Singapore bước sang trang mới, giúp đầu tư và thương mại giữa hai nước đang có những tín hiệu rất tích cực.