Tài chính
Tăng trưởng tín dụng khó phục hồi mạnh trong quý cuối năm
Báo cáo của KBSV kỳ vọng mức tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 10% cả năm 2021. Dù được dự báo sẽ phục hồi trong mùa cao điểm quý cuối năm, nhu cầu tín dụng sẽ khó bật tăng mạnh như các năm trước do các tác động lan toả kéo dài của đợt giãn cách xã hội vừa qua.
Đợt giãn cách xã hội do làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đã gây ra những tác động sâu, rộng và toàn diện đến hầu hết lĩnh vực của nền kinh tế. Theo đó, tăng trưởng GDP quý III ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng, kéo theo tăng trưởng 9 tháng ở mức thấp nhất lịch sử thống kê.
Dù vậy, với việc tốc độ tiêm chủng vaccine được đẩy nhanh tại các thành phố lớn, dịch bệnh dần được kiểm soát vào thời điểm cuối quý 3, các quy định giãn cách xã hội được nới lỏng, triển vọng kinh tế sẽ phục hồi trong quý IV.
Công ty Chứng khoán KBSV dự báo, tăng trưởng GDP quý IV dự báo ở mức 5,7%, mức thấp nhất cùng kỳ từ 2013 đến nay.
Động lực tăng trưởng chính trong quý IV sẽ đến từ việc Chính phủ đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, bên cạnh sự phục hồi của hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn FDI, tiêu dùng nội địa và sản xuất (dù chưa thể khôi phục lại hoàn toàn như mức trước đại dịch do tác động kéo dài của các đợt giãn cách xã hội trong quý 3).
Xuất khẩu hàng hóa được dự báo sẽ tiến triển tích cực trong quý cuối năm nhờ nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ở các nền kinh tế lớn gia tăng, các hiệp định thương mại tự do dần có hiệu lực, giá hàng hóa xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam (như sắt thép, nông lâm thủy sản, gạo...) có xu hướng tăng, cùng với đó, sản xuất trong nước dần phục hồi.
Tuy nhiên, tiêu dùng nội địa và sản xuất sẽ phục hồi chậm. Trong các đợt giãn cách xã hội trong quá khứ, tiêu dùng nội địa và sản xuất đều có sự sụt giảm mạnh trong thời gian giãn cách, tuy nhiên đều ghi nhận hồi phục mạnh ngay sau đó, phản ánh sức bật mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam.
Kịch bản hiện tại cũng không có sự khác biệt, song tốc độ phục hồi có thể chậm hơn do đợt giãn cách lần này có sự ảnh hưởng sâu rộng và kéo dài hơn.
Điều này sẽ tác động đáng kể tới nhu cầu tín dụng. KBSV cho rằng nhu cầu tín dụng, dù được dự báo sẽ phục hồi trong mùa cao điểm quý IV, sẽ khó bật tăng mạnh như các năm trước do các tác động lan toả kéo dài của đợt giãn cách xã hội vừa qua.
Nhóm phân tích kỳ vọng mức tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 10% cả năm. Để đạt được mục tiêu này cũng không đơn giản bởi sau giai đoạn tín dụng tăng mạnh 2 quý đầu năm với mức tăng 5,47% tính đến hết quý II, tín dụng đã tăng chậm lại trong quý III. Lũy kế 9 tháng, tăng trưởng tín dụng hiện chỉ đạt 7,17%.
Trong bối cảnh cầu tín dụng còn yếu, các ngân hàng cũng có thêm điều kiện để hạ lãi suất cho vay khi mà mới đây Ngân hàng Nhà nước đã công bố Thông tư 14/2021 sửa đổi Thông tư 01 về cơ cấu nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi phí cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid19.
Dù vậy, mặt bằng lãi suất cho vay khó có thể giảm đáng kể khi các ngân hàng cũng cần duy trì một mức thu nhập lãi thuần cao (tương ứng NIM duy trì ở mức cao như hiện tại), để có dư địa tăng trích lập dự phòng khi các khoản nợ xấu do giãn cách xã hội dần bộc lộ trong thời gian tới.
Nhiều ngân hàng xin thêm hạn mức tín dụng
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.