Tài chính
Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều vi phạm tại Vietcombank
Cơ quan thanh tra kiến nghị xử lý các đơn vị cá nhân vi phạm và yêu cầu cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng tiếp tục thanh tra việc cấp tín dụng đối với các hồ sơ bán nợ của Vietcombank.
Các vi phạm trong hoạt động tín dụng
Về thẩm định, phê duyệt cho vay: Một số hồ sơ tín dụng có hồ sơ pháp lý khách hàng, pháp lý dự án không đầy đủ; thẩm định hồ sơ vay vốn, năng lực tài chính thiếu chính xác; báo cáo thẩm định chưa phân tích và đánh giá khả năng trả nợ, nguồn trả nợ, hiệu quả dự án, phương án vay vốn.
Về giải ngân vốn vay: Một số hồ sơ tín dụng giải ngân khi chưa đủ điều kiện theo phê duyệt; chứng từ giải ngân không đầy đủ; giải ngân cho vay mới trả khoản vay cũ hoặc trả lãi vay; có trường hợp giải ngân không kiểm tra, kiểm soát các hóa đơn chứng từ dễn đến khách hàng giả mạo, sửa chữa nâng giá trị hóa đơn lên nhiều lần đề rút vốn ngân hàng.
Kiểm tra sử dụng vốn vay: Một số hồ sơ tín dụng các chi nhánh thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay không đầy đủ theo quy định; nội dung kiểm tra sơ sài, chưa đầy đủ, chưa cụ thể về sổ sách kế toán…dẫn đến ngân hàng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng.
Tài sản bảo đảm: Một số hồ sơ tín dụng nhận thế chấp tài sản bảo đảm không đủ điều kiện, việc định giá tài sản bảo đảm chưa theo quy định, tài sản bảo đảm không đủ tỷ lệ theo cam kết trong hợp đồng tín dụng; không ký lại hợp đồng thế chấp khi hết hạn.
Phân loại nợ: Một số hồ sơ tín dụng Vietcombank thực hiện xếp hạn khách hàng, phân loại nợ,, cơ cấu nợ chưa đúng quy định.
Xử lý rủi ro: Một số hồ sơ xử lý rủi ro có nguyên nhân từ việc khi cho vay Vietcombank đã vi phạm quy định. Sau khi xử lý rủi ro, Vietcombank chưa có biện pháp kiên quyết để thu hồi nợ.
Các vi phạm trong hoạt động bán nợ
Vietcombank đã bán hành quyết định về hướng dẫn mua bán nợ không rõ ràng cụ thể, dẫn đến quá trình thực hiện có sự nhầm lẫn giữa các bước. Cụ thể, ngân hàng đã đăng thông tin bán nợ trên phương tiện thông tin đại chúng, thuê đơn vị thẩm định giá sau khi đã thỏa thuận với khách hàng về giá bán.
VAMC ủy quyền cho Vietcombank bán các khoản nợ theo hình thức thỏa thuận trực tiếp với khách hàng khi chưa thực hiện bán nợ theo hình thức đấu giá là chưa đúng quy định.
Vi phạm trong hoạt động đầu tư tài chính
Thanh tra xác định việc góp vốn, mua cổ phần của Vietcombank ở một số công ty chưa hoàn toàn phù hợp với những quy định của pháp luật
Vietcombank có cổ phần sở hữu tại công ty Gentraco (từ tháng 7/2006 đến tháng 10/2014) là ngân hàng MB (từ năm 1994) nhưng doanh nghiệp này hoặc công ty con của MB lại là cổ đông của Vietcombbank (Gentraco tháng 7/2010, MBS tháng 12/2013) là chưa đúng quy định của luật các Tổ chức tín dụng
Vietcombank chậm thoái vốn tại những doanh nghiệp ngoài ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.
Hoạt động đầu tư của Vietcombank có hiệu quả chưa tương xứng với việc tăng quy mô đầu tư trong giai đoạn 2014 – 2015. Tỷ lệ cổ tức thu được năm 2014 là 8,48%, sau đó giảm còn 4,94% nhưng quy mô đầu tư lại tăng từ 5.170 tỷ đồng lên 5.375 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ cũng kết luận Vietcombank vi phạm trong hoạt động mua sắm tài sản. Cụ thể 2 gói thầu công nghệ thông tin thực hiện chưa đúng quy trình và nội dung đầu tư.
Vietcombank chưa kiểm soát chặt chẽ nhà thầu dẫn đến việc nhà thầu chuyền nhượng ngay sau khi trúng thầu mà không nắm được.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị kiểm điểm các cá nhân, đơn vị có vi phạm. Đồng thời đối với các hồ sơ bán nợ, cơ quan này nhận thấy Vietcombank có vi phạm trong việc cấp tín dụng đối với các hồ sơ bán nợ. Do đó, kiến nghị NHNN giao cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thanh tra việc cấp tín dụng của Vietcombank đối với các hồ sơ này.
Đối với hoạt động mua sắp tài sản, cơ quan Thanh tra yêu cầu Vietcombank ban hành quyết định cấm các công ty Tecapro và CPAURACA không được tham gia đấu thầu các dự án mua sắm trong toàn hệ thống Vietcombank
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị NHNN chỉ đạo, giám sát Vietcombank trong việc xử lý các khoản nợ của công ty cổ phần tập đoàn Sóng Thần và công ty Trường Xuân nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất trong thu hồi nợ, theo đúng kế hoạch. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo quy định nếu các công ty không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ hoặc có dấu hiệu trốn tránh, chây ỳ trong việc trả nợ.
Sau khi kết luận thanh tra được công bố, Vietcombank cho biết, hầu hết các tồn tại, sai sót mà Thanh tra Chính phủ đưa ra đã được Vietcombank chủ động phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kịp thời có các biện pháp khắc phục, chấn chỉnh và xử lý nghiêm túc theo thẩm quyền.
Có những trường hợp Vietcombank chủ động cung cấp hồ sơ, phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, tòa án để đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đối với các kiến nghị của đoàn Thanh tra, Ban Lãnh đạo Vietcombank nghiêm túc tiếp thu và tiếp tục chỉ đạo khắc phục sớm nhất. Ngân hàng cho biết, đến thời điểm này, phần lớn các tồn tại theo kết luận của Thanh tra Chính phủ đã cơ bản được xử lý hiệu quả.
Thanh tra Bộ Xây dựng phát hiện nhiều sai phạm tại dự án Vietcombank Tower
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.