Tiêu điểm
Thế khó của nhà thầu xây dựng tại các dự án trọng điểm quốc gia
Đơn giá định mức thấp hơn giá thị trường, cơ chế thanh quyết toán và vốn là những khó khăn rất lớn của nhà thầu xây dựng tại các công trình trọng điểm quốc gia.
Mặc dù giữ tinh thần “vượt nắng, thắng mưa” theo chỉ đạo của Thủ tướng để hoàn thành các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, song theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, đại diện Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, nhà thầu đang phải đối mặt với nhiều bất cập, khó khăn rất lớn về hành lang pháp lý và cơ chế vận hành.
Được biết, hiện có 40 dự án trong danh mục quan trọng của quốc gia thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, gồm đường bộ, đường sắt và hàng không, đi qua địa phận của 48 tỉnh, thành phố.
Tuy nhiên, tiến độ một số dự án còn chậm so với yêu cầu. Một trong những nguyên nhân được ông Hiệp chỉ ra là do các vướng mắc lớn của các nhà thầu xây dựng, gồm: quản lý khai thác mỏ vật liệu, cơ chế thanh quyết toán, nhân công và tín dụng.
Lúng túng trong quản lý, khai thác mỏ vật liệu
Về các cơ chế liên quan việc giao nhà thầu quản lý, khai thác các mỏ vật liệu, ông Hiệp cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có cơ chế đặc thù giao các nhà thầu quản lý, khai thác các mỏ vật liệu để phục vụ các dự án trọng điểm và ngay từ đầu năm.
Thủ tướng đã có Công điện 02/QĐ ngày 9/1/2024 nêu rõ trách nhiệm của một số bộ, ngành, địa phương trong việc tháo gỡ các khó khăn liên quan đến khai thác cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao thông trọng điểm để hỗ trợ các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ.
Tuy nhiên, cho đến nay một số nhà thầu được giao mỏ vật liệu san lấp vẫn còn vướng mắc, lúng túng trong việc thực hiện các thủ tục mở mỏ liên quan đến quy hoạch, cấp phép mỏ, xác định trữ lượng thực tế được thanh toán, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng khu vực mỏ (trong ranh giới và ngoài ranh giới mỏ).
Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa cơ quan chức năng địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu trong việc thoả thuận về giá chuyển nhượng, thuê đất với chủ sở hữu mỏ còn khó khăn thiếu các hướng dẫn cụ thể về phương pháp xác định, hạch toán các chi phí mở mỏ và xác định được chính xác giá vật liệu đến công trình xây dựng.
Để khắc phục vấn đề này, ông Hiệp kiến nghị, UBND tỉnh nơi có mỏ vật liệu san lấp, giao các sở ngành liên quan xây dựng cơ chế giao, mở mỏ và quản lý khai thác mỏ vật liệu khi giao cho các nhà thầu.
Đối với việc đền bù bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực mỏ vật liệu, cần có hướng dẫn cụ thể cho nhà thầu áp dụng khung chính sách do UBND tỉnh ban hành có xét đến việc áp dụng cho phần diện tích đất liền kề ngoài ranh giới mỏ.
Các khoản thuế, phí sử dụng khai thác mỏ phải được xác định cụ thể trên cơ sở rà soát, điều chỉnh hồ sơ khảo sát về trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác vật liệu của mỏ.
Trường hợp khối lượng, trữ lượng thực tế khác với hồ sơ khảo sát ban đầu, cần có cơ chế hoàn lại cho các nhà thầu. Về mức đánh thuế tài nguyên đối với vật liệu khai thác, cần được rà soát, kiểm tra, đảm bảo phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại địa phương nơi có mỏ vật liệu.
Đơn giá định mức làm khó các nhà thầu xây dựng
Theo đại diện Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, các dự án trọng điểm quốc gia hiện nay đều là các dự án đầu tư công dùng vốn nhà nước nên việc thanh toán đều dựa trên cơ sở hệ thống đơn giá định mức do nhà nước ban hành và các quy định trong Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu.
Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đã cập nhật, bổ sung hệ thống định mức đơn giá theo yêu cầu của thị trường (gần đây nhất là Thông tư 09 của Bộ Xây dựng bổ sung 250 định mức).
Tuy nhiên, do công nghệ xây dựng luôn đổi mới nên việc đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của thị trường về hệ thống định mức, đơn giá là điều khó thực hiện đặc biệt là các định mức chuyên ngành, ví dụ định mức về cầu dây văng, về khoan cọc nhồi...
Ngoài ra, hiện bộ đơn giá xây dựng của địa phương thường thấp hơn giá nhà thầu phải mua khoảng 10 -15%. Đơn giá nhân công cũng cách rất xa chi phí nhân cộng thật nhà thầu phải chi trả.
Chính vì vậy, ông Hiệp hội kiến nghị, các bộ ngành tiếp tục khẩn trương thực hiện việc rà soát, bổ sung, sửa đổi hẹ thống định mức áp dụng cho các dự án, công trình trọng điểm trong đó đặc biệt chú ý việc xây dựng các định mức chuyên ngành và các định mức liên quan đến khối lượng lớn cho các nhà thầu.
Các bộ, ngành quan tâm việc chuẩn bị cho các định mức mà trong tương lai gần như áp dụng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
Cơ chế vận dụng cần có sự linh hoạt, sát thực tế tránh thiệt thòi cho các nhà thầu. Ví dụ dự án sân bay Long Thành – chủ đầu tư chỉ đạo rút ngắn tiến độ so với hợp đồng đã ký, nhưng chi phí không được điều chỉnh. Mặc dù khi rút ngắn tiến độ, chi phí nhân công, chi phí ván khuôn, dàn giáo sẽ tăng vì phải quay vòng nhanh.
Hoặc theo định mức ban đầu, hồ sơ thiết kế sân bay Long Thành là nền sử dụng cát đen, nhưng khi thi công không có cát đen cung cấp, nhà thầu phải dùng cát nhân tạo. Tuy nhiên, hiện nay mặc dù công trình xây dựng đã lợp mái, dựng xong kết cấu thép, nhưng vẫn không có định mức để nhà thầu lập hồ sơ thanh toán.
Do đó, Bộ Xây dựng cần có cơ chế kiểm tra giám sát thường xuyên sự phù hợp thực tế của bộ đơn giá xây dựng do các địa phương ban hành đặc biệt đơn giá tiền lương hiện nay chỉ bằng 60 - 70% tiền lương thực tế cần sớm được điều chỉnh.
Từ những tồn tại của hệ thống định mức đang áp dụng, ông Hiệp kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu đổi mới toàn diện hệ thống quản lý chi phí.
Các cơ quan quản lý nghiên cứu việc không ban hành định mức dự toán chi tiết như hiện nay, mà xây dựng hệ thống định mức – đơn giá tổng hợp để xác định giá gói thầu, tổng dự toán, tổng mức đầu tư.
Mặt khác, nhà nước cần từng bước xoá bỏ cơ chế 2 giá trong ngành xây dựng (giá công trình vốn nhà nước và công trình vốn ngoài nhà nước).
Phức tạp trong thực hiện hợp đồng và thanh quyết toán
Trong lĩnh vực xây dựng hiện vẫn tồn tại sự thiếu bình đẳng giữa các chủ thể hợp đồng, thủ tục điều chỉnh hợp đồng, thanh toán khối lượng phát sinh. Thậm chí, nhiều chủ đầu tư tạm giữ một phần thanh toán gói thầu của các nhà thầu để chờ quyết toán dự án.
Thời gian chờ đợi quyết toán nhiều khi lên đến hàng chục năm như gói thầu đường 5 của Tổng công ty 319 (bị giữ 27 tỷ đồng trong khi giá trị gói thầu có 300 tỷ đồng).
Về vấn đề này, ông Hiệp kiến nghị, các cơ quan soạn thảo cân nhắc đảm bảo sự bình đằng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu đặc biệt về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng.
Cần quan tâm, “cứu” các nhà thầu thoát khỏi cảnh nợ đọng xây dựng do các chủ đầu tư vốn ngoài ngân sách chây ỳ trong thanh toán bằng biện pháp: phần 20% cuối cùng của hợp đồng các chủ đầu tư phải có bảo lãnh hoặc chí ít cũng phải có xác nhận khối lượng hoàn thành của chủ đầu tư mới được nghiệm thu tiếp nhận công trình đưa vào sử dụng.
Về cơ chế tạm ứng, đối với các gói thầu phải nhập khẩu các vật tư từ bên ngoài, cần tăng mức tạm ứng lên 15 - 20% tuỳ điều kiện.
Chủ đầu tư, bên giao thầu không giữ lại phần giá trị thanh toán các gói thầu để chờ quyết toán cả dự án hoàn thành (khoảng 3%). Ngoài ra, việc giữ lại nghĩa vụ bảo lãnh chỉ thực hiện ở lần thanh toán cuối cùng.
Hồ sơ tư vấn cần phải đi trước một bước, cả khâu khảo sát và lựa chọn tư vấn có chất lượng để hồ sơ ít sai sót nhất tránh được các phát sinh và chờ đợi khi thi công. Đơn cử như hiện nay ở dự án Long Thành, nhà thầu cất nóc nhưng phải chờ thiết kế cơ điện, lắp đặt thiết bị.
Khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng
Đặc điểm, yêu cầu của ngành xây dựng đòi hỏi các nhà thầu phải chuẩn bị trước vật tư, vật liệu sử dụng cho công trình với giá trị lớn trong khi chỉ được tạm ứng 10% và điều kiện vốn pháp định của doanh nghiệp xây dựng còn hạn chế.
Vì vậy, việc tiếp cận sử dụng nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại là yêu cầu chung của tất cả các doanh nghiệp xây dựng hiện nay.
Tuy nhiên, do mức lãi suất vay vốn trung hạn còn cao, các thủ tục ký quỹ, đảm bảo vốn vay còn phức tạp nên nhiều nhà thầu gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, các chi phí lãi vay và các loại phí còn lớn là gánh nặng cho các nhà thầu.
Ông Hiệp kiến nghị, Chính phủ cần bổ sung quy định về thủ tục ký quỹ, tài sản đảm bảo trong các giao dịch của nhà thầu với ngân hàng bằng hợp đồng xây dựng đã ký với các chủ đầu tư, giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành được nghiệm thu hoặc giá trị mà chủ đầu tư chưa thanh toán cho nhà thầu làm tài sản thế chấp vay vốn.
Các nhà thầu mong muốn được áp dụng lãi suất vay ngắn 4%/năm đối với các dự án trọng điểm, bên cạnh đó đề nghị ngân hàng rà soát lại một số quy định về hạn mức và mức phí của các loại bảo lãnh trong quá trình thực hiện hợp đồng của các nhà thầu xây dựng.
Không dễ tuyển lao động
Ngành xây dựng có đặc thù là 70% lao động nông nhàn, nhưng hiện nay toàn bộ các công ty xây dựng đều rất khó tuyển lao động. Nguyên nhân là do sau Covid 19 và mưa bão, phần lớn người lao động nông nhàn đều muốn làm việc gần nhà trong các khu công nghiệp.
Do đó, ông Hiệp cho rằng, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích lực lượng lao động nông nhàn bằng việc không thu thuế thu nhập cá nhân đối với lao động ngắn hạn để tăng thu nhập, động viên người lao động gắn bó với công trình đồng thời sớm điều chỉnh đơn giá nhân công xây dựng.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chính sách tổ chức lại hệ thống các trường nghề theo phương thức xã hội hoá trong đó khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng lớn đứng ra chủ trì để tháo gỡ khó khăn về nguồn lao động cho các nhà thầu.
Nhà thầu xây dựng lo phá sản, muốn được giãn nợ
Nhà thầu cơ điện đặt chân vào bất động sản với dự án 800 tỷ đồng
HVC Group đã chi hơn 125 tỷ đồng để thu mua đất cho dự án tại Hoà Bình.
Nhà thầu xây dựng: Làm cũng chết, không làm cũng chết!
Đại diện Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết các doanh nghiệp xây dựng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhiều nhà thầu nếu không làm thì sẽ không có việc, nhưng làm thì rủi ro tài chính rất lớn.
Nhà thầu xây dựng nhức nhối vì nợ đọng dai dẳng
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam cho rằng, cần luật hoá trách nghiệm pháp lý của các chủ đầu tư cả các chủ đầu tư trong ngân sách và ngoài ngân sách về trách nhiệm thanh toán cho nhà thầu.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.