Doanh nghiệp
Đèo Cả khởi sắc nhờ mảng thu phí giao thông
Tăng trưởng từ hoạt động thu phí tại các dự án BOT đóng góp khoảng 64% doanh thu, giúp đem lại kết quả kinh doanh khởi sắc cho Đèo Cả trong nửa đầu năm.
Là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành xây dựng và dịch vụ giao thông, Đèo Cả được kỳ vọng hưởng lợi đáng kể từ các chính sách phát triển hạ tầng và thúc đẩy đầu tư công trên toàn quốc ở quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Ở động thái mới nhất, Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả vừa thông qua việc hợp tác với Công ty CP Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh để thực hiện dự án Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.
Cụ thể, Đèo Cả sẽ góp tối đa 600 tỷ đồng từ ngày ký kết hợp đồng đến hết ngày 31/12/2026 hoặc đến khi giải ngân hết, tùy thời điểm nào đến trước. Với vai trò chủ đầu tư dự án, công ty Đồng Đăng - Trà Lĩnh sẽ góp bằng vốn chủ sở hữu theo quy định tại hợp đồng BOT.
Đèo Cả hiện đang sở hữu trên 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết tại Công ty CP Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Đồng thời, cả hai công ty này đều thuộc sự kiểm soát của Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả.
Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Giai đoạn 1 của dự án có tổng vốn đầu tư hơn 14.300 tỷ đồng với chiều dài 93 km, dự kiến thi công từ 19/12/2023 - 15/12/2026. Cơ cấu vốn đầu tư gồm vốn ngân sách nhà nước khoảng 6.600 tỷ đồng; vốn vay khoảng 6.300 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu khoảng 1.400 tỷ đồng.
Dự án Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được coi là một trong ba dự án trọng điểm trong thời gian tới của Đèo Cả, đồng thời mảng thu phí giao thông cũng đem lại nguồn thu chính cho công ty.
Mảng thu phí dẫn dắt phục hồi
Trong nửa đầu năm nay, sự tăng trưởng doanh thu và lãi từ hoạt động thu phí tại các dự án BOT, đóng góp khoảng 64% doanh thu, đã đem lại kết quả kinh doanh khởi sắc cho Đèo Cả.
Lũy kế sáu tháng, Đèo Cả ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt hơn
1.500 tỷ đồng và lãi ròng 244 tỷ đồng, lần lượt tăng 31% và 27% so với cùng kỳ.
Qua đó, hoàn thành 48% kế hoạch doanh thu và 60% kế hoạch lãi cả năm nay.

Theo đánh giá mới nhất của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), mảng thu phí BOT của Đèo Cả được hỗ trợ tích cực nhờ điều chỉnh giá thu phí tại các trạm hiệu lực từ cuối năm 2023, bao gồm ba trạm thuộc hầm đường bộ Đèo Cả là Đèo Cả, An Dân và Cù Mông được chấp thuận tăng giá vé từ cuối năm 2023 với mức tăng trung bình 18%.
Về dài hạn, VCBS cho rằng, mảng BOT sẽ tiếp tục đem lại dòng tiền bền vững cho doanh nghiệp, hưởng lợi từ xu hướng tăng trưởng lưu lượng giao thông khi lượt xe qua trạm cải thiện tại dự án Bắc Giang – Lạng Sơn sau khi khai thông toàn tuyến nhờ hoàn thiện hai dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng – Trà Lĩnh (dự kiến vào năm 2026).
Thêm nữa, phần lớn các dự án giao thông được doanh nghiệp đầu tư đón đầu xu hướng phát triển hạ tầng trong tương lai, đấu nối trực tiếp với chuỗi cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Do đó, các trạm thu phí của Đèo Cả sẽ hưởng lợi lớn khi các dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2 dần hoàn thiện trong chu kì đầu tư công trung hạn 2021 – 2025.
Về cơ cấu vốn, áp lực chi phí tài chính của Đèo Cả giảm nhẹ nhờ nhận được khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Tính đến 30/6/2024, tổng nợ vay của công ty là gần 20.000 tỷ đồng, trong đó khoản vay đảm bảo bằng quyền thu phí dự án BOT chiếm 95%.
Quy mô vay nợ lớn đã tạo áp lực không nhỏ cho dòng tiền doanh nghiệp, đặc biệt khi một số dự án có lưu lượng xe thấp hơn phương án tài chính ban đầu.
Tuy vậy, VCBS kỳ vọng áp lực chi phí tài chính sẽ được giảm bớt trong giai đoạn tới nhờ ghi nhận khoản hỗ trợ 1.180 tỷ đồng đối với dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả trong nửa cuối năm 2024.
Trong trung hạn, Đèo Cả kỳ vọng tiếp tục ghi nhận các khoản hỗ trợ 2.280 tỷ đồng cho việc sụt giảm doanh thu tại trạm Bắc Hải Vân do không thực hiện thu phí tại trạm La Sơn –Túy Loan như phương án ban đầu, khoản 4.600 tỷ đồng hỗ trợ cho việc sụt giảm doanh thu từ dự án Bắc Giang – Lạng Sơn do chưa thông tuyến đến cửa khẩu Hữu Nghị.
Ngoài ra, mảng xây lắp đem lại nguồn việc ổn định. Ước tính giá trị backlog năm 2025 của Đèo Cả đạt khoảng 3.000 tỷ đồng, với đóng góp chính đến từ các dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh và cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc.
Hiện Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025 cả nước có 3.000 km
đường bộ cao tốc sẵn sàng hoạt động. Trong nửa đầu năm, Bộ Giao thông vận tải
đã khởi công sáu dự án đường bộ và một dự án đường sắt.
Đáng chú ý, Bộ Giao thông vận tải đang đề nghị bổ sung gần
4.200 tỉ đồng vốn đầu tư công trong năm 2024, nhằm đáp ứng nhu cầu triển khai
các dự án nhóm B và dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ
giao 67.955 tỷ đồng kế hoạch 2024 vốn ngân sách trung ương. Bộ Giao thông vận tải
cũng được kéo dài giải ngân kế hoạch 2023 sang năm 2024 khoảng 3.329 tỷ đồng.
Tính đến nay, tổng kế hoạch đầu tư năm 2024 là 71.284 tỷ đồng.
Tập đoàn Đèo Cả yêu cầu cấp dưới học thạc sĩ, tiến sĩ
Đèo Cả hủy bỏ 85% cổ phiếu phát hành thêm
Lên kế hoạch huy động hơn 2.674 tỷ đồng từ đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng, song thực tế Công ty Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Đèo Cả - Mã CK: HHV) chỉ bán được 15% tổng số cổ phiếu phát hành, tương đương thu về 404 tỷ đồng.
Gần 3.000 tỷ đồng lãi vay chờ phân bổ của Đèo Cả
Báo cáo tài chính quý 3 của Công ty Đầu tư hạ tầng gia thông Đèo Cả ghi nhận chi phí lãi vay chưa phân bổ của công ty là gần 3.000 tỷ đồng, vượt qua vốn góp thực tế của doanh nghiệp.
Đèo Cả xin thêm nghìn tỷ đồng ngân sách làm cao tốc
Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc gặp khó về phương án tài chính, Tập đoàn Đèo Cả đề nghị xin thêm hơn 2.400 tỷ đồng ngân sách để thực hiện.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.