Thị trường LNG sau hết khan hiếm vẫn đầy rủi ro

Phương Anh Thứ hai, 20/02/2023 - 10:12

Mặc dù có thể vẫn khan hiếm trong vài năm, nhưng thị trường LNG toàn cầu sẽ chứng kiến làn sóng các dự án xuất khẩu LNG mới đi vào hoạt động trong giai đoạn 2025 – 2027, dẫn tới khả năng mất cân đối cung cầu và rủi ro tài chính cho các nhà cung cấp và kinh doanh LNG.

Cuộc khủng hoảng từ xung đột Nga - Ukraine đã bộc lộ những rủi ro tài chính dài hạn trong toàn bộ chuỗi giá trị khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo Viện Kinh tế năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA) trong báo cáo mới nhất.

Vào năm 2022, giá giao ngay cao và sự gián đoạn nguồn cung đã khiến LNG trở thành nguồn nhiên liệu đắt đỏ và không đáng tin cậy, làm suy yếu triển vọng tăng trưởng nhu cầu tại các thị trường trọng điểm.

Khi một lượng lớn nguồn cung mới gia nhập thị trường bắt đầu từ giữa năm 2025, tình trạng dư cung có thể xảy ra, làm tăng rủi ro tài chính và giá cả cho các nhà xuất khẩu và kinh doanh LNG, báo cáo nhấn mạnh.

Cụ thể, nguồn cung LNG toàn cầu có thể sẽ tiếp tục bị thắt chặt cho đến năm 2025, dẫn đến sự hạn chế tăng trưởng nhu cầu đối với loại nhiên liệu này tại các thị trường nhập khẩu chính của châu Á,

Trong khi đó, tại châu Âu, nhu cầu LNG có thể vẫn lớn trong ngắn hạn, nhưng sẽ giảm vào năm 2030, khi các chính sách an ninh năng lượng và khử carbon của châu lục này có hiệu lực.

Không chỉ vậy, làn sóng các dự án xuất khẩu LNG mới sẽ đi vào hoạt động ở cuối thập kỷ này có thể tạo ra sự chênh lệch giữa cung và cầu, làm tăng rủi ro tài chính cho các nhà cung cấp và kinh doanh LNG.

Cụ thể hơn, báo cáo nhận định sự hỗn loạn của thị trường LNG năm ngoái – đặc trưng bởi giá cao kỷ lục và nguồn cung không đáng tin cậy – đã làm suy yếu tăng trưởng của nhu cầu LNG dài hạn ở cả châu Âu và châu Á.

Năm 2022, các nước châu Âu tăng nhập khẩu LNG thêm 60% để bù đắp cho sự suy giảm trong lượng khí đốt nhập khẩu qua đường ống từ Nga. Nhu cầu LNG tăng cao của khu vực này đã đẩy giá giao ngay toàn cầu lên mức cao nhất lịch sử, buộc những khách hàng đến từ châu Á vốn phải cân nhắc nhiều về giá cả đã phải cắt giảm lượng mua LNG, và cắt giảm kế hoạch nhập khẩu LNG mới.

Đơn cử, Trung Quốc đã cắt giảm 20% lượng mua LNG năm ngoái do các nguyên nhân như giá cao, giãn cách vì Covid-19, và tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Giá LNG cao đã đẩy những khách hàng mua khí đốt của nước này phụ thuộc nhiều hơn vào khai thác trong nước và nhập khẩu qua đường ống.

Trong khi đó, Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan đã cắt giảm tổng cộng 16% nhu cầu LNG vào năm ngoái. Những lo ngại về an ninh nhiên liệu, giá cao so với khả năng chi trả, nguồn dự trữ ngoại tệ cạn kiệt nhanh chóng, và sự suy giảm nhu cầu có thể hạn chế nhập khẩu LNG của khu vực này trong trung hạn.

Với khu vực Đông Nam Á, những khách hàng tại đây đã phải đối mặt với những thách thức từ giá bán cao đến hạn chế về cơ sở hạ tầng. Các hợp đồng LNG dài hạn, trong đó bao gồm điều khoản giao hàng trước năm 2026 được cho là đã được ký kết hết trên toàn cầu, đã khiến các nước Đông Nam Á phải tham gia vào thị trường giao ngay – nơi họ buộc phải mua LNG với giá rất đắt.

Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, giá LNG cao đã thúc đẩy sự hồi sinh của sản xuất điện hạt nhân, và điều này có thể làm giảm nhu cầu khí đốt của ngành điện.

Tại Đài Loan, sự chậm trễ liên tục của các kho cảng nhập khẩu và những khó khăn tài chính của các công ty điện lực nhà nước có thể hạn chế sự gia tăng nhanh chóng trong nhập khẩu LNG.

Báo cáo dự báo nhu cầu LNG của châu Âu có thể vẫn tăng trưởng mạnh vào năm 2023, nhưng có thể sẽ giảm trong các năm tới, bởi các chính sách an ninh năng lượng và khí hậu của EU sẽ cắt giảm ít nhất 40% nhu cầu khí đốt cho đến năm 2030.

Mặc dù các kho cảng LNG mới có thể tăng 1/3 công suất nhập khẩu của lục địa này kể từ năm 2024, các mục tiêu chuyển đổi năng lượng đầy tham vọng của châu Âu đồng nghĩa rằng phần lớn công suất mới có thể vẫn chưa được sử dụng.

Phần lớn dự án LNG không khả thi

Phần lớn dự án LNG không khả thi

Phát triển bền vững -  3 năm
Phân tích điều tra của IEEFA cho thấy chỉ có 38% công suất kho cảng LNG và 1/3 công suất điện khí LNG đã được công bố tại bảy quốc gia châu Á mới nổi có khả năng được xây dựng.
Phần lớn dự án LNG không khả thi

Phần lớn dự án LNG không khả thi

Phát triển bền vững -  3 năm
Phân tích điều tra của IEEFA cho thấy chỉ có 38% công suất kho cảng LNG và 1/3 công suất điện khí LNG đã được công bố tại bảy quốc gia châu Á mới nổi có khả năng được xây dựng.
'Ông trùm' trong sân chơi hạ tầng LNG

'Ông trùm' trong sân chơi hạ tầng LNG

Tiêu điểm -  2 năm

Nhạy bén với tầm quan trọng của năng lượng nói chung, điện khí hóa lỏng nói riêng, các nhà đầu tư đã bước vào sân chơi này từ nhiều năm qua. Không ít trong số đó đang sở hữu các dự án then chốt trong quy hoạch điện quốc gia và ngành công nghiệp khí.

Kịch bản giá điện khi giá LNG leo thang

Kịch bản giá điện khi giá LNG leo thang

Tiêu điểm -  2 năm

Theo Bộ Công thương, trong trường hợp giá LNG tăng cao trên thị trường thế giới, mức tăng giá sản xuất điện trung bình của hệ thống vẫn có thể chấp nhận được đối với Việt Nam.

Gian nan điện khí LNG

Gian nan điện khí LNG

Tiêu điểm -  2 năm

Theo dự thảo quy hoạch điện VIII mới nhất, quy hoạch nguồn điện khí LNG nhập khẩu là 23.900MW, chiếm 16,4% tổng nguồn điện đến năm 2030. Tuy nhiên, trạng thái leo thang giá khí hóa lỏng trên thế giới thời gian qua, đang đẩy việc phát triển nguồn điện này vào thế khó, đặc biệt với giá bán điện thương phẩm (đầu ra) – yếu tố quan trọng trong quá trình đàm phán PPA giữa các nhà đầu tư với EVN.

T&T tham gia đầu tư Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng trị giá 2,3 tỷ USD

T&T tham gia đầu tư Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng trị giá 2,3 tỷ USD

Tiêu điểm -  3 năm

T&T Group sẽ góp vốn đầu tư 40% và 3 doanh nghiệp Hàn Quốc gồm HANWHA, KOSPO, KOGAS sẽ đóng góp 60% vào Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng - dự án năng lượng trọng điểm của tỉnh Quảng Trị.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  8 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  1 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Tiêu điểm -  2 ngày

Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  4 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  4 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  4 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  7 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  8 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  8 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Đọc nhiều