Tiêu điểm
Thủ tướng: Việt Nam thiếu cả thầy chứ không chỉ thừa thầy, thiếu thợ
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đừng đào tạo thứ người ta không cần, và đề nghị Bộ Lao động thương binh và xã hội suy nghĩ thiết kế và đề xuất một “hiệp ước xã hội” giữa nhà trường, doanh nghiệp và Chính phủ.
Trong 30 năm trở lại đây, gia tăng dân số và lực lượng lao động đã là một động lực quan trọng, đóng góp to lớn cho thành tựu tăng trưởng GDP quốc gia. Tuy nhiên, tại Diễn đàn Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, kể từ năm 2013, quy mô lao động của Việt Nam đã bắt đầu tới hạn so với quy mô của nền kinh tế.
Vì lẽ đó Thủ tướng cho rằng, nâng cao năng suất chất lượng của lực lượng lao động có vai trò sống còn trong cải thiện tốc độ tăng trưởng và trong nỗ lực tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Kinh nghiệm thành công của nhiều quốc gia phát triển cho thấy khi các điều kiện khác không thay đổi thì nhân lực có kỹ năng, nhất là những người có tay nghề cao, đóng góp vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần tạo năng suất lao động vượt trội, thúc đẩy tăng trưởng GDP, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Một tín hiệu đáng mừng là Việt Nam đã xác định được đến 130 nghề trọng tâm, đã có 40 trường nghề trọng điểm, chất lượng cao. Nhiều trường có chương trình tốt và đặc biệt là ba năm gần đây, tuyển sinh của các trường dạy nghề vượt chỉ tiêu. Việc gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp có chuyển biến tích cực với những tấm gương tốt được Thủ tướng nêu tên như THACO Chu Lai, Viettel, Vingroup, Vietjet hay những doanh nghiệp nước ngoài có trường dạy nghề tốt như Samsung có thể đào tạo đến vài trăm nghìn lao động.
Nhấn mạnh vai trò doanh nghiệp, Thủ tướng dẫn câu nói của GS. Robert Kaplan (Đại học Harvard) rằng “quốc gia là con thuyền, doanh nghiệp là những tay chèo”, nếu tay chèo yếu thì con thuyền không vượt lên được.
Thiếu thầy, thiếu cả thợ
Thủ tướng cũng chỉ ra những khó khăn, khuyết điểm trong giáo dục nghề nghiệp. Trong đó. tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ nói chung còn thấp. Việt Nam có số lao động đứng thứ ba ASEAN nhưng lực lượng lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo mới đạt trên 22%, chỉ bằng 1/3 Hàn Quốc, Singapore.
Cơ cấu lao động qua đào tạo, xu hướng chuyển dịch có sự bất hợp lý, vẫn còn phổ biến tình trạng thiếu thầy, thiếu cả thợ chứ không phải “thừa thầy, thiếu thợ”. Vẫn còn tâm lý của cha mẹ là con mình không vào được đại học thì mới học nghề. Nhiều người làm trái ngành nghề.
“Người ta nói mạng lưới cơ sở dạy nghề của nước ta như chiếc áo ngũ sắc với không ít miếng vá víu từ vải cũ. Người ta nói tính đồng bộ của các trường dạy nghề là vấn đề cần quan tâm hơn, kể cả cơ sở thực hành, kỹ năng khác”, Thủ tướng chia sẻ và cho rằng chưa có sự tổng hợp phân tích, đánh giá lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài quay về nước.
Người đứng đầu Chính phủ nhìn nhận, Việt nam có quy mô dân số đứng thứ 13, 14 trên thế giới và quy mô nền kinh tế đứng thứ 37, 38 nhưng chưa vào được nhóm 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về đào tạo nghề nghiệp. Vì vậy, Thủ tướng kỳ vọng giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam có khát vọng mãnh liệt hơn nữa để vươn lên sánh ngang bằng với các nước tiên tiến khu vực và thế giới, đưa được nền kinh tế thăng tiến trong chuỗi giá trị cao hơn.
Để giải được bài toán đào tạo nguồn nhân lực, Thủ tướng cho rằng phải bảo đảm ba nguyên tắc. Trước hết, cần bám sát hơn nữa vào nhu cầu thực tiễn của thị trường, bảo đảm hài hòa cung cầu về lao động có kỹ năng nghề. Thứ hai, phát triển đào tạo nghề với chuẩn mực chất lượng quốc tế để đáp ứng yêu cầu cao các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thứ ba, nâng cao tính dự báo, cần hiểu, nắm bắt nhanh nhạy và dự báo sớm được nhu cầu nhân lực kỹ năng cao của doanh nghiệp và nền kinh tế trong giai đoạn tới để định hướng hợp tác doanh nghiệp, nhà trường.
“Đừng đào tạo thứ người ta không cần”, Thủ tướng nói và đề nghị Bộ Lao động thương binh và xã hội suy nghĩ thiết kế và đề xuất một “hiệp ước xã hội" là cơ chế hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp và Chính phủ trên các lĩnh vực ngành nghề trọng điểm để gắn kết nội dung, chất lượng đào tạo nhân lực kỹ năng cao với nhu cầu thị trường và nền kinh tế.
Theo đó, doanh nghiệp được tham gia xây dựng nội dung đào tạo, cử cán bộ tham gia đào tạo, tiếp nhận học viên thực tập liên thông doanh nghiệp - nhà trường trong quá trình đào tạo học viên khi tốt nghiệp.
Đối với nhà trường, tập trung tạo điều kiện cho giảng viên nâng cao chất lượng chuyên môn, tiếp cận kỹ năng mới từ doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng giảng dạy, trang thiết bị học tập, thực hành.
Chính phủ thực hiện chính sách ưu đãi với một tinh thần cơ sở giáo dục nghề nghiệp nào, doanh nghiệp nào tham gia đào tạo, sử dụng nhiều học viên từ cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì được hưởng ưu đãi.
Thủ tướng nói: "Muốn trò giỏi thì phải có thầy hay, khi thầy ra thầy thì thợ mới ra thợ”.
Các tỉnh, thành phố, các địa phương có trường đào tạo nghề cần ưu tiên các dự án có sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp. Ví dụ, dành 10 -15% các dự án trên địa bàn, từ đó có thể gắn kết nhà trường và doanh nghiệp, đồng thời gián tiếp vào quá trình đào tạo nhân lực.
Bộ Lao động thương binh và xã hội và các bộ, ngành đề xuất các mô hình mới về đào tạo nghề, thí điểm mô hình đào tạo học sinh sau trung học cơ sở học vào học cao đẳng… Xây dựng cơ sở dữ liệu mở giáo dục nghề nghiệp quốc gia để dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm, nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ đào tạo.
Không chỉ có câu “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, cha ông ta còn có câu “của bề bề không bằng có nghề trong tay” hay “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Thủ tướng nêu rõ, sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp là sự nghiệp có ảnh hưởng đến thành bại của công cuộc phát triển một quốc gia trong quá trình chuyển đổi.
Thủ tướng cho rằng, cần có trái tim nóng, cái đầu thông minh, bàn tay hành động để đưa giáo dục nghề nghiệp phát triển.
Đào tạo: Chi phí hay đầu tư?
Bỏ nghề dạy học để đào tạo doanh nhân
Từ bỏ nghề dạy học để liều lĩnh nhận lời mời về điều hành Công ty CP Đầu tư và Đào tạo Doanh Chủ, CEO Thanh Hằng chính thức dấn thân vào thương trường. 2 năm sau, khủng hoảng tài chính ập đến khiến cuộc đời chị bắt đầu xuất hiện sóng gió.
Tổng giám đốc Vinpearl Air bật mí kế hoạch đào tạo xuất khẩu phi công Việt Nam
Với các chứng chỉ được công nhận trên phạm vi toàn cầu, phi công do Vinpearl Air đào tạo có thể ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội, hướng đến việc xuất khẩu phi công Việt Nam ra thế giới.
Vingroup mở trường đào tạo phi công
Dự kiến, mỗi năm sẽ có 400 phi công và thợ máy đạt tiêu chuẩn quốc tế CAAV, FAA và EASA được Vingroup cung ứng ra thị trường.
Đào tạo về khởi nghiệp: Các trường vẫn đang tự bơi
Dù đã đưa chủ đề khởi nghiệp vào chương trình đào tạo được gần chục năm nay nhưng có lẽ một số trường đại học vẫn đang mông lung khi chưa có chương trình chuẩn để áp dụng trong giảng dạy.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.