Tiêu điểm
Thương hiệu nào thống trị người tiêu dùng Việt?
Hầu hết các sản phẩm đến từ Unilever đều được người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn, giúp Unilever giữ vững vị thế hàng đầu trong bảng xếp hạng nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất.
Theo báo cáo Brand Footprint 2021 công bố bởi Kantar, ba nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được chọn mua nhiều nhất Việt Nam không có gì thay đổi so với năm trước.
Theo đó, Vinamilk tiếp tục là nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất tại thành thị bốn thành phố chính (bao gồm TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ), theo sau là Unilever – cái tên dẫn đầu ở khu vực nông thôn.

Đáng chú ý, Unilever tiếp tục thống trị bảng xếp hạng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, với 6 thương hiệu ở khu vực thành thị bốn thành phố chính và 5 thương hiệu ở khu vực nông thôn có mặt trong tốp 10 thương hiệu được chọn mua nhiều nhất.
Cụ thể, P/S 9 năm liền giữ vững vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng thương hiệu chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp ở cả hai khu vực. Thương hiệu này tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tốt về điểm tiếp cận người dùng (CRP), đặc biệt ở khu vực nông thôn khi trong năm qua, hơn 60 triệu lượt chọn mua được ghi nhận, gần gấp đôi thương hiệu ở vị trí theo sau.
Đáng chú ý, Lifebuoy – một thương hiệu khác của Unilever – không chỉ là thương hiệu dẫn đầu về tăng trưởng CRP nhanh nhất, mà còn là thương hiệu thu hút nhiều hộ gia đình mới nhất ở cả hai.
Kantar đánh giá Lifebuoy thành công nhờ vào các chiến lược quảng bá, tiếp thị tốt, cũng như không ngừng phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng về vệ sinh và diệt khuẩn trong thời kỳ dịch bệnh.
Xét về các sản phẩm chăm sóc gia đình, bảng xếp hạng chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam tiếp tục được dẫn đầu bởi những cái tên đến từ Unilever, bao gồm Sunlight, Omo và Comfort.
Cụ thể, Sunlight thành công khi là thương hiệu duy nhất được người tiêu dùng ở thành thị bốn thành phố chọn mua hơn 10 triệu lần trong năm qua. Cùng lúc đó ở khu vực nông thôn, Sunlight cũng an toàn giữ vững ngôi đầu bảng với tốc độ tăng trưởng CRP đáng ghi nhận là 9%, cũng như thu hút thêm hơn 330,000 hộ gia đình mới.
Surf trở thành ngôi sao mới trên bảng xếp hạng những thương hiệu chăm sóc gia đình được chọn mua nhiều nhất ở khu vực thành thị bốn thành phố, khi tăng 3 bậc và lần đầu ghi tên vào tốp 10.
Ngoài hai sản phẩm mới cho phân khúc nước xả vải, Surf không ngừng đầu tư truyền thông cũng như chiến lược giá hợp lý. Nhờ đó, thương hiệu đến từ Unilever này tăng trưởng CRP mạnh mẽ ở mức 26%.
Ông Fabrice Carrasco, Giám đốc điều hành Vietnam và Philippines kiêm Giám đốc các dự án chiến lược của châu Á tại Kantar Worldpanel, đánh giá năm 2021 sẽ vẫn tiếp tục là một năm đầy thử thách.
Để có thể tăng trưởng, các thương hiệu cần phải có một sự hiểu biết không ngừng về những thay đổi liên tục của người tiêu dùng.
Cùng với đó, phải phản ứng nhanh chóng trước những xu hướng tiêu dùng mới trong cả nhu cầu về mặt sản phẩm chức năng (tiện lợi, tốt cho sức khỏe hay giá cả hợp lý), và cả về mặt lựa chọn kênh mua sắm (kênh trực tuyến hay siêu thị nhỏ như là các kênh mới nổi đang tăng trưởng rất tốt).
Unilever, Vinamilk được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Đâu là bí quyết?
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.
KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng
Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.
AppotaPay liên minh BIDV thúc đẩy thanh toán số
Với sự hậu thuẫn của BIDV, AppotaPay tự tin có thể tăng trưởng gấp sáu lần trong vòng hai năm tới, thông qua các dịch vụ chiến lược SmartPOS và SoftPOS.