Tiêu điểm
Tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng để sửa Luật Đất đai
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Chính phủ trình Quốc hội đã đề xuất nhiều chính sách quan trọng nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh khẳng định, đây là dự án luật phức tạp, phạm vi tác động rộng, được xã hội rất quan tâm. Dự án luật này cần tiếp tục được cơ quan soạn thảo nghiên cứu kỹ lưỡng.
Cụ thể, về điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, Chủ nhiệm Ủy ban Vũ Hồng Thanh đề nghị, cần quy định rõ tiêu chí, điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất và đối với các dự án đầu tư vào khu vực hạn chế sử dụng đất. Đồng thời có cơ chế và chế tài để kiểm soát việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp này.
Về giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu dự án có sử dụng đất (mục 2 Chương IX), Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục rà soát các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, bảo đảm yêu cầu của Nghị quyết số 18.
Chính sách pháp luật cần rà soát, bảo đảm phân biệt rõ giữa trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, xác định thứ tự ưu tiên áp dụng đấu giá hay đấu thầu trong trường hợp có dự án vừa đáp ứng điều kiện đấu giá và đấu thầu.
Bên cạnh đó, dự thảo luật cần tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến về các điều kiện đối với đất để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; điều kiện đối với tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, bảo đảm phù hợp, khả thi.
Luật cần cân nhắc kỹ lưỡng quy định cho phép đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp đất chưa được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do tiềm ẩn nguy cơ khiếu nại, khiếu kiện khi quỹ đất này chưa được giải phóng mặt bằng tại thời điểm đấu giá, ông Thanh nhấn mạnh.
Về sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, ông Thanh cho rằng, cần quy định chặt chẽ hơn về việc chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp này; tiếp tục rà soát để bảo đảm tính tương thích với các quy định tại Điều 85, Điều 86 và các quy định khác có liên quan trong dự thảo luật.
Về người sử dụng đất, có ý kiến cho rằng dự thảo luật chưa quy định về người sử dụng đất là cá nhân nước ngoài, cũng như việc tiếp cận đất đai có điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, việc tiếp cận đất đai đối với người nước ngoài là vấn đề phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, Nghị quyết 18 cũng không đề cập đến nội dung về công nhận quyền sử dụng đất đối với cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cũng như không đặt ra vấn đề về tiếp cận đất đai đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động cụ thể hơn đối với nội dung này. Trường hợp cần thiết đề nghị xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi quy định cụ thể trong dự thảo luật.
Về quyền và trách nhiệm của nhà nước, công dân đối với đất đai, ông Thanh đề nghị rà soát bảo đảm phân biệt rõ giữa quyền và trách nhiệm của nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai với quyền và nghĩa vụ của nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý, trong đó cần quan tâm đến trách nhiệm của nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; quy định rõ hơn nội hàm các quyền và cơ chế để công dân thực hiện quyền đối với đất đai.
Trình bày Tờ trình về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trước Quốc hội, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cũng cho rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công dân đối với đất đai; hoàn thiện các quy định về các quyền của người sử dụng đất; bổ sung hoàn thiện các quy định về nguyên tắc bảo đảm tính đặc thù, liên kết vùng; đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và phù hợp với tiềm năng đất đai nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Để khắc phục sự chồng chéo, thiếu thống nhất giữa các luật có liên quan đến đất đai, dự thảo luật đã bổ sung một số điều để làm rõ phạm vi quy định của Luật Đất đai với các luật khác có liên quan. Tuy nhiên, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cho biết, trong quá trình thảo luận vẫn còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa; quy định về cho phép chuyển nhượng, thế chấp “quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm”.
Theo Phó thủ tướng, đây là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, tác động trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Được biết, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ trong phiên họp sáng 3/11 và thảo luận tại phiên họp toàn thể ngày 14/11.
Sửa đổi Luật Đất đai cần đảm bảo đồng bộ, toàn diện
Sửa đổi Luật Đất đai cần đảm bảo đồng bộ, toàn diện
Nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi toàn diện, đồng bộ Luật Đất đai là yêu cầu cấp bách và bức thiết đặt ra đối với các nhà làm luật.
7 nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
Chỉ được thu hồi đất sau khi hoàn thành bố trí tái định cư, hoàn thiện chế độ sử dụng đất đa mục đích là những điểm mới, đáng chú ý trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
5 vấn đề cần lưu ý khi sửa đổi Luật Đất đai
Rào cản về pháp lý bất động sản đang tạo nên một sức ép lớn với các nhà đầu tư bất động sản trong những năm qua. Không phải là nguồn lực mà là cơ chế, những quy định chồng chéo, bất cập đã làm chậm nhịp và tắc nghẽn nguồn lực phát triển của thị trường bất động sản.
Chính thức lùi sửa Luật Đất đai
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định đưa dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.