Doanh nghiệp
Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica gọi vốn 50 triệu USD
Đây là một trong những khoản đầu tư vào lĩnh vực công nghệ giáo dục lớn nhất tại Đông Nam Á từ trước đến nay.
Một bài viết trên TechinAsia mới đây cho biết, Topica Edtech Group, tổ hợp trong lĩnh vực công nghệ giáo dục của Việt Nam vừa công bố gọi vốn 50 triệu USD từ công ty Northstar Group trong vòng gọi vốn series D. Đây là một trong những khoản đầu tư vào lĩnh vực công nghệ giáo dục lớn nhất tại Đông Nam Á từ trước đến nay.
Số tiền thu về từ vòng gọi vốn này sẽ được Topica sử dụng để phát triển sản phẩm mới cũng như nâng cấp các công nghệ của công ty. Thành lập năm 2008 bởi nhà sáng lập Phạm Minh Tuấn, Topica tập trung vào phát triển các khóa đào tạo tiếng Anh trực tuyến và đạt được nhiều thành công tại Việt Nam.
Theo công bố của công ty, Topica đã đào tạo cho khoảng 1 triệu người đang đi làm. Các khóa học của Topica không chỉ ở Việt Nam mà đã có mặt tại các quốc gia khác của Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan và Philippines.
Tổ hợp Topica hiện có khoảng 1.700 nhân sự, cung cấp trên 2.000 khóa học ngắn với các giải pháp giáo dục trực tuyến bao gồm các chương trình cử nhân trực tuyến (Topica Uni), chương trình học tiếng Anh trực tuyến (Topica Native) và nền tảng công nghệ cho khóa học trực tuyến mở trên nhiều lĩnh vực (Edumall).

Bên cạnh đó, Topica cũng được xem là một trong những thành viên nỗ lực hỗ trợ sự phát triển của startup trong lĩnh vực công nghệ và giáo dục tại Việt Nam với những cái tên như Appota, Atadi, Beeketing, Hoayeuthuong, Kyna, LOGIVAN, Monkey Junior, Uiza, và Wefit. LOGIVAN, startup trong lĩnh vực giao vận mới đây cũng đã gọi vốn thành công 2,35 triệu USD trong vòng series A.
Về phía Northstar, đây là một công ty tư nhân quản lý danh mục khoảng 2 tỷ USD. Mục tiêu của Northstar là đầu tư vào các công ty đang tăng trưởng ở Indonesia và các quốc gia khác ở Đông Nam Á.
Thương vụ sẽ giúp Northstar sẽ sở hữu một lượng cổ phần thiểu số của công ty và có người tham gia vào Hội đồng quản trị. Northstar là nhà đầu tư duy nhất của Topica trong vòng gọi vốn series D này.
Ở các vòng gọi vốn trước, Topica đã nhận được sự đầu tư của khá nhiều quỹ đầu tư có tiếng như Openspace Ventures, Patamar Capital, CyberAgent Ventures, EduLab Group hay IDG Ventures Việt Nam.
Các quỹ này, gồm CyberAgent Ventures và IDG Ventures Vietnam đã rót vốn vào Công ty cổ phần đầu tư và Phát triển đào tạo E.D.H (E.D.H Corp). Đây là pháp nhân chính nắm giữ cổ phần các công ty trong tổ hợp giáo dục Topica. Công ty này từng sở hữu 99,9% Topica English và 99,8% EDUTOP64, các công ty vận hành chính các chương trình đạo tạo của tổ hợp Topica.
Tuy nhiên gần đây, E.D.H Corp đã chuyển nhượng cổ phần tại các công ty trên. Thay vào đó, E.D.H Corp nắm giữ 50,9% cổ phần của Topica Education Management, một doanh nghiệp mới thành lập hồi đầu năm do nhà sáng lập Topica Phạm Minh Tuấn nắm giữ 49% cổ phần.
Đến lượt E.D.H Corp hiện được nắm giữ 88,5% cổ phần bởi Topica Holdings, một pháp nhận được thành lập tại Singapore. Các quỹ của IDG Ventures Vietnam và CyberAgents Ventures từng nắm giữ lần lượt 4,98% cổ phần và 0,78% cổ phần của công ty này nhưng mới đây đã chuyển nhượng.
CEO Lê Hoàng Nhật: 'Con đường khởi nghiệp như tàu lượn siêu tốc'
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.